Lại thêm một bệnh nhân bị cưa chân do bác sỹ tắc trách

Anh Nhược bị cưa mất 1 chân
Anh Nhược bị cưa mất 1 chân
(PLO) - Nhập viện sau tai nạn giao thông và được bác sĩ chẩn đoán sai khớp gối, tuy nhiên sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân Nguyễn Ngọc Nhược (SN 1976, ngụ xã Bình Long, Bình Sơn, Quảng Ngãi)  phải cưa mất một chân do hoại tử.

Ngày 4/6, người nhà Bệnh nhân Nguyễn Ngọc Nhược (SN 1976, ngụ xã Bình Long, Bình Sơn, Quảng Ngãi) bức xúc phản ánh với báo chí về việc Bệnh viện Quân y- C17 Đà Nẵng tắc trách khiến anh Nhược phải mất một chân

Có mặt tại Bệnh viện, chị  Lê Thị Thắm (SN 1984, vợ anh Nhược) thuật lại, sáng ngày 28/5, trong lúc chở vợ con đi xe máy, anh Nhược bị té ngã trật khớp gối. Anh Nhược được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Bình Sơn để sơ cứu.

Tại đây, các bác sỹ chẩn đoán anh Nhược bị gãy chân và đề nghị gia đình chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi. Tuy nhiên, gia đình xin chuyển ra Bệnh viện Quân y C17 Đà Nẵng để điều trị.

Đơn xin xác nhận của gia đình
Đơn xin xác nhận của gia đình

Khoảng 10h30 cùng ngày, anh Nhược được chuyển đến bệnh viện Quân y C17 và được bác sỹ tên Kiên, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình chuẩn đoán anh Nhược bị sai khớp gối trái, đưa lên chụp phim và sửa khớp. Sau đó tiếp tục chụp phim lần hai và cho uống thuốc.

Người nhà có hỏi bác sỹ và được cho biết, có thể 9 dây chằng bị đứt. “Tôi xin phẫu thuật, bác sỹ nói đang theo dõi và phải làm đúng theo quy trình”, chị Thắm kể.

Tuy nhiên, đến sáng ngày 29/5, không thấy bác sỹ nào lên thăm khám. Đến chiều cùng ngày, chân anh Nhược bị đau dữ dội. Lúc chị Thắm gọi được bác sĩ, chân anh Nhược bắt đầu bầm tím. Bác sĩ thăm khám xong và thông báo, anh Nhược bị đứt dây chằng, sai khớp gối, tổn thương dây thần kinh. Người nhà tiếp tục hỏi bác sỹ có phẫu thuật không thì được trả lời không vì “cần chờ cho chân hồi phục đã, khoảng 2-3 tháng sau mới phẫu thuật.

Đến ngày 30/5, bác sỹ Nguyễn Hồng Hà, chủ nhiệm khoa cùng 2 bác sĩ khác xuống thăm khám cho anh Nhược, nhưng không nói gì.

Đến 17 giờ chiều ngày 31/5, chân anh Nhược có dấu hiệu sưng tím và đau dữ dội. Chị Thắm vội tìm gặp bác sỹ nhờ giúp đỡ. “Tôi chạy đi tìm bác sỹ và được biết ca trực của bác sỹ Kiên. Thế nhưng, tôi tìm mãi vẫn không thấy, trong khi chân chồng tôi lại đau và sưng tấy, nên tôi đã tháo nẹp để xoa cho đỡ đau”, chị Thắm kể thêm.

Một lúc sau, các bác sĩ đến đưa anh Nhược đi siêu âm xong và yêu cầu y tá làm thủ tục chuyển viện. Đặc biệt, gia đình chị Thắm bức xúc vì Bệnh viên làm thủ tục chuyển viện nhưng không cho xe cứu thương đưa bệnh nhân đi mà gia đình phải gọi xe cấp cứu của Quảng Ngãi để chuyển anh Nhược sang Bệnh viện Đà Nẵng.

Đến khoảng 18 giờ ngày 31/5, anh Nhược được đưa đến bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Tại đây, bác sỹ tới làm thủ tục và nói chân của anh Nhược bị rất nghiêm trọng, đồng thời khuyên người nhà nên chuẩn bị tâm lý cho việc có thể cắt bỏ chân.

“Khi nhập viện đa khoa Đà Nẵng, nhiều bác sỹ ở bệnh viện này tiến hành hội chẩn cho chồng tôi. Bác sỹ Thái nói chồng tôi bị dập chân, mạch máu bị tắc, hoại tử. Khoảng 23 giờ cùng ngày, chồng tôi được đưa đi làm phẫu thuật cắt bỏ chân”, lời chị Thắm nói .

Theo chị Thắm, vài hôm trước, chị có quan Bệnh viện Quân y C17 và gặp Phó Giám đốc. Tại đây, Bác sĩ cam kết sẽ rà soát lại quá trình điều trị. Ngoài ra, bệnh viện này có cử người đến thăm anh Nhược và hỗ trợ phong bì nhưng gia đình từ chối.

Được biết, anh Nhược hiện là kỹ sư, đang làm việc cho một nhà máy ở Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi). Gia đình có 2 con nhỏ, cha mẹ già, anh Nhược lao động chính.

Chiều ngày 4/6, rất nhiều báo chí tìm đến đến Bệnh viện Quân y, C17 để tìm hiểu thông tin nhưng trực ban yêu cầu phải có giấy giới thiệu của Quân khu V mới được vào trong.

PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.