(PLVN) - Ở ngã sáu Tràng Thi, Cửa Nam, Hàng Bông…có một vườn hoa nho nhỏ mà người dân quen gọi là vườn hoa Cửa Nam. Đây chính là vị trí đình Quảng Văn ngày xưa và cũng chính là nơi tọa lạc của pho tượng Nữ thần tự do Hà Nội trong ngót ngét nửa thế kỷ.
(PLVN) - “Cái giếng đầu làng của bà con/ Nước trong như lọc, vị thơm ngon/ Nơi hàng ngày hẹn hò gặp gỡ/ Câu chuyện làm ăn chuyện xóm thôn” (Tế Hanh, 1966). Cũng giống như cây đa, bến nước, mái đình, cái giếng làng là nơi chứng kiến bao nhiêu thay đổi của làng xã.
(PLVN) - Không phải là kiến trúc đặc hữu – chỉ riêng Việt Nam mới có, nhưng những chiếc cầu gỗ có mái làm theo kiểu “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà dưới là cầu) đã vượt lên ý nghĩa là một công trình giao thông để trở thành một tác phẩm nghệ thuật trơ gan cùng tuế nguyệt.
(PLVN) - Thiên hạ gọi người hút thuốc phiện là dân bẹp hay dân “chấm chiếu” vì nằm bẹp bên bàn đèn cả ngày. Người đã nghiện rồi thì nóng đến mấy cũng không biết nóng, oi ả đến mấy cũng sợ gió.
(PLVN) - Ngày 01 tháng 12 năm 2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Một phương tiện có thể xem là thông dụng nhất trong làng xã và các đô thị Việt Nam thời xưa là xe đẩy tay, một bánh. Vì kêu cút kít mỗi khi lăn bánh nên được gọi chính bằng cái tên cút kít.