Ký ức hào hùng giữ mốc biên giới nơi “họng súng”

Đứng trên điểm chốt, có thể nhìn bao quát toàn bộ Cửa khẩu Sóc Giang
Đứng trên điểm chốt, có thể nhìn bao quát toàn bộ Cửa khẩu Sóc Giang
(PLO) - Qua rất nhiều cuộc đụng độ, ông Niêm bị thương ở ngực. Mấy chục năm trôi qua nhưng với người thương binh già này, lửa giữ đất nơi “họng súng” luôn “cháy hừng hực” trong huyết quản.

Trong chiến tranh biên giới, ông Nông Văn Niêm (81 tuổi) là một trong những dân quân anh dũng ở thôn Nà Sác, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) đã cầm súng trực tiếp chiến đấu cùng bộ đội. 

Ký ức của người thương binh già

Nhà ông Niêm nằm tựa lưng vào chân núi đá, nơi mà trước kia bộ đội ta đã trực tiếp chiến đấu với giặc Tàu. Vợ chồng ông Niêm sinh được 7 người con, hiện cả 7 người con đã ra ở riêng. Ngôi nhà này chỉ con hai vợ chồng già cùng chung sống. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới năm 1979, ông Niêm là một trong những người cùng cầm súng, trực tiếp chiến đấu với bộ đội. Trong các trận đánh, ông Niêm đã có rất nhiều sáng tạo trong quá trình chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ đất nước.

Ông Niêm tâm sự: “Vào tháng 2 năm 1979 khi chiến tranh biên giới bùng nổ, cả thôn Nà Sác này đi sơ tán hết. Mọi người đi, chứ tôi nhất quyết ở lại để giữ làng, giữ cột mốc biên giới. Khi đó tôi là tiểu đội trưởng dân quân, được trực tiếp cầm súng chiến đấu ở trên đồi...”. Vừa nói chuyện ông Niêm vừa hồi tưởng lại những ký ức trong cuộc đấu tranh. Dù tuổi đã cao nhưng khi kể lại quá trình bảo vệ Tổ quốc, ông Niêm vẫn còn nhớ như in những ngày đầu phải cầm súng, đối mặt với kẻ thù.

Ông Niêm dẫn chúng tôi ra phía sau nhà, và cho biết đây đều là nơi tập kết pháo binh, xe tăng và bộ binh của giặc. Để tái hiện lại quá trình chiến đấu, ông Niêm còn dẫn chúng tôi trèo lên hầm chốt ở trên đỉnh núi.

Ông bảo: “Tôi tuy già rồi nhưng vẫn còn khỏe lắm, không sợ leo núi đâu nhà báo à”. Ông Niêm có dáng người nhỏ nhắn nhưng bước chân vẫn nhanh thoăn thoắt, thoắt ẩn thoắt hiện, lắt léo trên những viên đá tai mèo mà không hề tỏ ra mệt nhọc. Có lẽ ký ức chiến đấu năm xưa đã ùa về nên bước chân ông khỏe khoắn, nhanh nhẹn hơn lên.

Ông Niêm đứng trên điểm chốt và chỉ về phía Cửa khẩu Sóc Giang

Ông Niêm đứng trên điểm chốt và chỉ về phía Cửa khẩu Sóc Giang

Theo chân vị cựu binh già lên núi, chúng tôi mới thấu hiểu được ý nghĩa của cuộc chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ngọn núi nơi mà ông Niêm chỉ huy có hướng nhìn thẳng về phía cửa khẩu Sóc Giang và bao quát toàn bộ khu vực thôn Nà Sác. Chốt của ông Niêm trực chiến là một cái hầm, phía ngoài được bao bọc bằng đá hộc, có lỗ để thò nòng súng thượng liên ra ngoài. Đứng ở đỉnh chốt ông Niêm bảo: “Lúc đó có một đồng chí trực chiến ở chốt này. Khi quân Tàu họ bắn đạn lên, đồng chí này kiên cường bám chốt nên bị trúng đạn và hy sinh”.

Qua rất nhiều lần va chạm với quân Tàu, ngày 29/2/2005 ông Niêm bị thương ở ngực. Hôm đó ông Niêm nhận nhiệm vụ tham gia vào cuộc đấu tranh bảo vệ Nà Khum. Do lính của Trung Quốc đông, chúng lại ném gạch đá tới tấp nên ông né tránh không kịp. Ông Niêm bảo: “Sau khi bị thương, tôi đi giám định bị thương tật 21% và được công nhận thương binh. Thương binh như tôi, ở vùng biên giới Sóc Hà này nhiều lắm. Đất của Tổ quốc, của Bác Hồ dù có chết chúng tôi cũng phải giữ bằng được”.

Cuộc chiến giữ mốc biên giới nơi “họng súng”

Sau rất nhiều lần đụng độ, các cột mốc 112 ở xã Nà Sát, cột mốc 113, 114 ở cửa khẩu, 115 ở trên đồi cho đến cột mốt 117 đều được ông Niêm cùng bà con bảo vệ.

Ngày 7/6/1997, Nhà nước ta bắt đầu khởi công xây dựng Cửa khẩu Sóc Giang. Thấy vậy quân đội Trung Quốc liền điều 10 binh sĩ mang súng AK vượt qua cột mốc 114, chĩa súng vào các chiến sĩ Biên phòng nhằm phải đối việc xây dựng cửa khẩu.

Cửa khẩu Sóc Giang được xây dựng vào tháng 6 năm 1997

Cửa khẩu Sóc Giang được xây dựng vào tháng 6 năm 1997

Nhớ lại những ngày đầu tháng 6/1997 khi xây dựng trạm Cửa khẩu Sóc Giang (Hà Quảng, Cao Bằng), ông Niêm kể lại: “Hôm đó tôi đang cuốc đất ở phía sau nhà thì thấy bà vợ hớt hải gọi với ra bảo: Quân Tàu chĩa súng vào Bộ đội Biên phòng rồi, ông về ngay. Nhanh như cắt, tôi vừa chạy vừa hô mọi người ra cửa khẩu chỗ cột mốc 114 (nay là mốc 647) ngay, lính Trung Quốc tràn sang rồi. Mọi người rầm rập kéo lên thì đã thấy chúng đang chĩa súng vào cán bộ huyện và Bộ đội Biên phòng ở cửa khẩu”.

Thấy sự việc xảy ra, ông Niêm cùng bà con bản làng đứng xếp thành hàng trật tự ở phía sau bộ đội, tuyệt đối không manh động. Lúc đó ai cũng nắm tay giơ lên bảo: “Đất này của Việt Nam! Lính Trung Quốc về đi!”. Chúng thấy hàng trăm người dân thuộc các thôn Quý Xuân, Trường Hà, Xuân Hòa kéo lên rùng rùng nên chỉ sau chừng 30 phút, lính Trung Quốc chùn chân và lui dần chứ không dám dọa nữa. Lúc đầu chúng cũng hung hăng lắm, định đánh đập công nhân xây dựng của khẩu. Nói thật với các anh, dân chúng tôi nghèo tiền bạc chứ tinh thần giữ đất và không sợ Trung Quốc thì giàu lắm”.

Theo ông Niêm, chúng thấy người dân chạy ra đông, phía biên giới Trung Quốc trên các ngôi nhà cao tầng, lính họ đã tràn ra hết, lăm le chĩa súng vào người dân của ta. Thấy vậy, ông Niêm lấy bình tĩnh và hô rằng: “Bà con đừng sợ, mình là con cháu Bác Hồ, phải quyết giữ lấy biên giới, đây không phải đất của giặc Tàu đâu. Thấy tôi nói vậy bà con ai cũng ào ào xông lên, miệng hô không được lấy đất của Bác Hồ, của Việt Nam, phản đối Trung Quốc. Tôi lao vào đẩy bật họng súng đang chĩa vào ngực. Chúng thấy người dân mình lao lên nhiều nên không ai dám làm gì”.

Ông Niêm cười khi kể lại việc lính Trung Quốc chĩa súng vào ngực mình

 Ông Niêm cười khi kể lại việc lính Trung Quốc chĩa súng vào ngực mình

Nói về việc bảo vệ cột mốc biên giới, ông Lương Xuân Hóng (68 tuổi, thôn Nà Sác) cho biết: “Vấn đề tranh chấp, hoạch định biên giới từ chỗ làng đế Bò Sàn, Lũng Cát là rất khó. Hồi xưa tất cả tầng lớp đều phải đấu tranh để giữ cột mốc. Chúng tôi là giáo viên cấp hai, thời gian đó ai cũng phải đấu tranh để bảo vệ biên giới. Sau đó tôi lại về huyện làm Chủ tịch Công đoàn, nhưng đều dựa trên tinh thần là bảo vệ biên giới. Việc bảo vệ biên giới là sự đoàn kết dân tộc, nên không một kẻ thù nào xâm phạm được”.

Theo ông Niêm, trước đây bản làng chỉ có 10 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng. Việc canh tác, khai khẩn đất đai trên mảnh đất này không ít người phải bỏ mạng vì cuốc phải mìn. Tuy có sự khó khăn nhưng bản làng vẫn bám đất, và hiện nay thôn Nà Sác đã có 50 hộ dân. Cuộc sống của đồng bào giờ đã đổi thay từng ngày.

Trao đổi cũng Trưởng thôn Nà Sác, ông Nông Văn Nhân cho biết: “Thôn này không có ruộng. Ngoài nghề chính là chăn nuôi, thôn không có nghề riêng nên phải dựa vào việc bốc vác ở cửa khẩu để mưu sinh. Họ trả công phụ thuộc vào hàng hóa, nếu hàng về nhiều thì được nhiều, còn hàng về ít thì được ít. Thông thường hàng hóa chủ yếu là nông lâm sản của mình hạ ở cửa khẩu sau đó họ thuê mình bốc vác. Dân ở đây đa phần vẫn còn nghèo, đây lại là thôn đặc thù nên ai cũng giữ vững tinh thần yêu nước. Mất năm nay ở khu vực biên giới này an ninh trật tự vẫn tốt”. 

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.