Kỳ tích: Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sinh con

Chị Nguyễn Hoàng Yến và con trai (Nguồn:Vietnamnet)
Chị Nguyễn Hoàng Yến và con trai (Nguồn:Vietnamnet)
(PLO) - Một trường hợp bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lọc máu trong suốt 7 năm, đã có thai và sinh con an toàn tại bệnh viện Bạch Mai. Đây là 1 trong 5 trường hợp bệnh nhân chạy thận có thai sinh nở thành công trong 40 năm qua tại Việt Nam.
Thai phụ là chị Hoàng Ngọc Yến (31 tuổi, ở Lĩnh Nam, Hà Nội). Chị Yến bị suy thận từ năm 2008, đã 7 năm chạy thận nhân tạo với chu kỳ 3 lần/1 tuần. 
Các bác sĩ cho biết, đối với các thai phụ suy thận phải chạy thận chu kỳ, việc theo dõi tình trạng thai nghén là rất khó khăn do người mẹ có nhiều biến loạn toàn thân, huyết áp cao. Bên cạnh đó, người mẹ còn phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Nói về ca bệnh đặc biệt, BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo cho biết, trường hợp bệnh nhân chạy thận sinh con khỏe mạnh trên thế giới rất hiếm. Tại châu Âu trong 10 năm qua chỉ có 12 trường hợp.
Cũng theo BS Dũng, ngay khi biết được nguyện vọng tha thiết của gia đình, bản thân ông và lãnh đạo bệnh viện đã phải cực kỳ cân nhắc.
Với bệnh nhân suy nhận, sẽ phải uống nhiều thuốc, phải lọc máu thường xuyên làm kích hoạt nguy cơ sảy thai, ngay cả trường hợp giữ được thai thì khi sinh cũng rất khó cầm máu do phải uống thuốc chống đông...
Bác sĩ Dũng nhớ lại: "Ngay lập tức chúng tôi phải hội chẩn với khoa Sản, tìm giải pháp an toàn cho mẹ và con. Tất cả bác sĩ cùng nghiên cứu tài liệu. Phác đồ chuẩn châu Âu được lựa chọn".
Ngay sau đó tiếp tục có cuộc hội chẩn toàn viện với sự tham gia của 10 khoa, phòng chức năng như gây mê, hồi sức, tim mạch, sản, nhi, thận tiết niệu.. và đến tuần thai thứ 17, chị Yến được áp dụng điều trị theo một liệu trình đặc biệt. Tất cả các loại thuốc phải tính toán sao cho nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi thấp nhất, có thuốc cực kỳ hiếm phải nhờ "xách tay" từ nước ngoài.
Theo BS Dũng, cái khó nhất của trường hợp này là huyết áp quá cao lên đến 250 mmHg (người bình thường 120-130mmHg), nguy cơ sảy thai bất cứ lúc nào.
Chưa kể việc rút nước tiểu trong người phải đảm bảo chính xác đến từng ml để không ảnh hưởng đến thai nhi trong khi việc xác định cân nặng thực của thai phụ khi mang bầu là cực kỳ khó.
Thay vì chạy thận 3 lần/tuần, chị Yến được nâng số lần lên gấp đôi. Tuy nhiên do thời gian lọc thận lớn nên độ PH trong máu cao, làm kích hoạt nguy cơ xảy thai. Bệnh viện phải chuyển 50 can dung dịch kiềm hóa có nồng độ thấp hơn bình thường từ TP.HCM ra Bạch Mai, Bác sỹ Dũng cho biết.
Cũng theo trưởng khoa thận nhân tạo, mọi thay đổi của sản phụ Yến được các bác sĩ khoa Sản, khoa Thận nhân tạo theo dõi từng ngày, từ theo dõi huyết áp, tình trạng nước ối, sự phát triển của bánh rau, dây rốn, trọng lượng thai nhi.
Nhớ lại quãng thời gian khó khăn sát cánh cùng chị Yến, PGS. TS. Phạm Bá Nha, trưởng khoa Phụ - Sản đã trực tiếp theo dõi diễn biến trong quá trình thai nghén và điều trị cho Ngọc Yến, cho biết: Đối với các thai phụ suy thận, chạy thận chu kỳ, việc theo dõi tình trạng thai nghén là rất khó khăn do tình trạng toàn thân của người mẹ rất xấu, huyết áp cao, có nhiều biến loạn toàn thân nên ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng thai kỳ. Đặc biệt khi chạy thận thì những biến loạn này càng nhiều nên cần cân nhắc và điều chỉnh rất chính xác khi lọc thận và việc theo dõi, điều chỉnh về thai nghén cũng yêu cầu rất khắt khe.
Khi thai được 24 tuần, sản phụ Yến bị ra máu và được chẩn đoán là Polype cổ tử cung. Chị buộc phải nằm viện nội trú tại khoa Phụ - Sản và hàng ngày lọc thận tại khoa Thận Nhân tạo, đến tuần thứ 31 thai kỳ, thai có biểu hiện suy nên các bác sĩ đã chỉ định mổ, em bé ra đời nặng 1,5kg. Tính đến ngày 15/10, sau 1 tháng nằm viện cháu đã tăng được 2,1 kg và đã về nhà với gia đình./.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.