Chuyên gia nha khoa hướng dẫn tẩy trắng răng đúng cách

Chuyên gia nha khoa hướng dẫn tẩy trắng răng đúng cách
(PLO) - Răng nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị tổn thương, xỉn màu, gây mất thẩm mỹ và giảm chức năng. Nguyên nhân nào gây vàng, ố răng? Tẩy trắng răng thế nào cho đúng cách? Những ai không nên tẩy trắng răng? Những thắc mắc trên sẽ được Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh, Trưởng bộ môn phục hình chỉnh hình, khoa Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng hướng dẫn.
Nguyên nhân khiến răng ố vàng, sẫm màu
BS Phương Anh cho biết có 3 nhóm nguyên nhân chính khiến răng bị ố vàng: Thứ nhất do tính chất gia đình, cách chăm sóc răng miệng chưa đạt. Thứ hai, răng bị nhiễm màu trong thời kỳ phôi thai. Chẳng hạn mắc bệnh tim bẩm sinh, suy thận thì răng có màu xám xanh. Còn bị xơ gan bẩm sinh thì răng có màu xanh lục. Tương tự, người thiểu sản men răng, răng sẽ có màu nâu hay màu đường phèn. Với bệnh thiếu máu tế bào 
hình liềm, Thelassemia sẽ gây ra nhiễm sắc ở răng do có máu trong ống ngà khiến răng bị ố. 
Việc dùng một số loại kháng sinh cũng làm răng có màu xám, vàng, vàng nâu, tím. Chứng nhiễm màu do kháng sinh tetracycline được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1958 (vàng nhẹ, vàng nâu, vàng đậm, tím). Đây là cơ chế đổi màu nội sinh. 
Nếu người mẹ uống kháng sinh khi đang mang thai hoặc trẻ uống các thuốc này trước 7 - 8 tuổi có thể làm răng đổi màu. Mức độ sậm màu răng tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh.
Nhiễm tetracicline là nguyên nhân gây đổi màu răng nếu ở độ I, II nhưng còn làm giảm chất lượng của tổ chức men, ngà răng gây ra hình dạng lớp men răng bất thường như lỗ rỗ, nham nhở, hay không có lớp men, gây mòn răng nhanh chóng, dễ mẻ, gẫy, nứt, vỡ răng. 
Ngoài ra răng bị vàng ố, đổi màu còn do nhiễm Fluor. Trong nguồn nước có nồng độ quá cao sẽ làm cho men răng có những đốm trắng rải rác. Trường hợp nhiễm nặng thì răng đổi màu trắng phớ như gạo sống, vôi sống hoặc màu hạt dẻ trên phạm vi một phần hay toàn bộ mặt ngoài răng. Nặng hơn nữa thì đổi sang màu nâu, đen và làm thay đổi hình dạng răng gọi là thiểu sản men răng. 
Răng có men ngà rất cứng, ít sâu răng nhưng lại hay nứt răng gây ra viêm tuỷ răng. Ngoài những hóa chất trên, răng còn có thể bị nhiễm màu do phức hợp muối kim loại: sắt, chì, thuỷ ngân.
Nhóm nguyên nhân tiếp theo là nhiễm màu sau khi mọc răng. Có thể do yếu tố ngoại lai (rất dễ tẩy trắng) như uống trà, cà phê, vi khuẩn tạo màu. Màu răng chuyển sang vàng theo tuổi. 
Do răng chết tủy: hemoglobin (chứa sắt) kết hợp với NH3 (từ sự phân hủy của vi khuẩn ) tạo ra hợp chất ferric hydroxide có màu nâu đỏ hoặc kết hợp với H2S có màu đen. Sản phẩm này ngấm vào ngà răng gây đổi màu răng. Nhóm nguyên nhân này, ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ, thì không ảnh hưởng chất lượng men ngà răng nhưng làm ta khó quan sát các tổn thương sâu răng sớm.
Những lưu ý khi tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là tạo sự thông suốt men răng đưa chất oxy hóa khử đến ngà răng. Các chất tẩy trắng là tác nhân oxy hóa mạnh, có khả năng lấy đi các chất nhuộm màu trong men và ngà răng nhờ cơ chế phóng thích oxy nguyên tử làm cắt đứt chuỗi màu, sau đó các chuỗi màu đã bị cắt đứt được làm sạch bằng phương pháp rửa trôi.
Cách tẩy trắng răng hiện nay là sử dụng các chất có khả năng oxy hoá mạnh như: Hydrogen peroxide, có nồng độ 18-35%, Carbamide 10%, Carbamide peroxide 10-15% với các dạng dùng khác nhau như gel, miếng dán, kem chải răng. Tuy nhiên muốn tăng quá trình tẩy trắng bằng hoá học này thì người ta dùng thêm ánh sáng (còn gọi là quang oxy hoá).
 Ánh sáng có thể là ánh sáng thường hay ánh sáng laser, plasma. Tùy vào sự đổi màu răng của từng người mà bác sĩ sẽ quyết định sử dụng thuốc ở nồng độ nào, có kết hợp ánh sáng không, thời gian tẩy và dùng đèn là bao lâu.
Trẻ em dưới 13 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú không được tẩy trắng răng. Người đang đeo mắc cài chỉnh răng tuyệt đối không được tẩy trắng. Khi tẩy cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trước khi tẩy răng, nên khám nha sĩ để loại trừ viêm nha chu, sâu răng, nứt răng, mòn răng, thiểu sản men răng, dị ứng với thuốc tẩy trắng. Không nuốt thuốc tẩy vì sẽ gây viêm dạ dày. Lưu ý bảo vệ lợi trong khi tẩy vì nếu lợi dính thuốc tẩy sẽ bị loét, nhất là dùng nồng độ cao. 
Không dùng thuốc kéo dài và các lần tẩy quá gần nhau. Nên dùng các thuốc chống ê buốt trước khi tẩy một tuần đối với răng nhạy cảm. Sau khi tẩy không nên ăn uống những thực phẩm có màu: Trà, cà phê, hoa quả còn xanh vì sẽ nhiễm màu trở lại nhanh. Không ăn uống đồ quá nóng hay lạnh vì răng sau tẩy hơi nhạy cảm trong một tuần.
Để giữ răng trắng lâu sau khi tẩy, BS Phương Anh khuyên người tẩy trắng răng kiêng thức ăn nước uống có màu trong sáu tháng đầu như đã nói ở trên. Nếu không thể tránh, có thể uống nước bằng ống hút, súc rửa miệng ngay sau khi ăn. Chải răng sạch sẽ, đúng cách. Bên cạnh đó cần hạn chế hút thuốc lá và nên tẩy lại sau ba năm. Nữ bác sĩ nha khoa cũng lưu ý, nếu tự tẩy tại nhà phải dùng thuốc ở nồng độ thấp và đặt thuốc trong máng tránh dính vào lợi hay niêm mạc miệng./.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.