Kỹ sư lành nghề điều hành đường dây 'tín dụng đen', đòi nợ kiểu côn đồ

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng, ngoài hành vi hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản, Tưởng và Tiến còn tổ chức cho vay trái phép với mức lãi suất cao. Tuy nhiên, biên nhận không ghi nội dung, lãi suất vay, lời khai giữa các bên về nội dung vay tiền còn nhiều mâu thuẫn. 

Chưa đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự với các bị cáo về hành vi cho vay nặng lãi, CQĐT tiếp tục điều tra làm rõ và sẽ có hình thức xử lý sau. Từ đó, đại diện VKS đề nghị truy tố 5 bị cáo về tội: “Hủy hoại tài sản” và “Cố ý làm hư hỏng tài sản” với mức hình phạt từ 3-7 năm tù. 

“Đầu tư” cho vay nặng lãi

Năm 2006, vừa tốt đại học với tấm bằng kỹ sư điện, Đinh Bá Tưởng (SN 1984, quê quán Thái Bình) trúng tuyển đi hợp tác lao động ở Quatar. Sau ba năm, Tưởng lại tiếp tục sang Singapore công tác. 

Bù lại những năm tháng nhịn ăn nhịn mặc vất vả nơi xứ người, khi về nước, chàng kỹ sư điện cũng có trong tay một số vốn kha khá để khởi nghiệp. Tuy nhiên, ở quê đầu tư kinh doanh không dễ. Sau một thời gian, Tưởng quyết định Nam tiến để tìm cơ hội làm ăn.

Ở TP HCM, Tưởng cũng trải qua nhiều công việc liên quan đến chuyên ngành đã học. Song việc thì thu nhập thấp, việc lại quá vất vả. Có tiền trong tay nhưng Tưởng cũng chẳng biết đầu tư vào cái gì cho hiệu quả. 

Rồi cái “khó ló cái khôn”, Tưởng nghĩ đến việc dùng đồng tiền nhàn rỗi để cho vay lấy lời. Song, cho ngân hàng vay thì lãi suất quá thấp. Thanh niên này nghĩ ra cách cho những người cần tiền vay “nóng” với hình thức trả góp hàng ngày.

Mặc dù mức lãi Tưởng cho vay cao gấp nhiều lần so với ngân hàng, nhưng bù lại thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Người vay chỉ cần đưa CMND hoặc hộ khẩu, muốn vay vài chục đến vài trăm triệu cũng được giải quyết ngay trong ngày.

Do đó, có rất nhiều người đã trở thành “khách hàng” của Tưởng. Như: một phụ nữ vay của Tưởng số tiền 150 triệu đồng với thỏa thuận nhận trước 120 triệu đồng, trừ 30 triệu đồng tiền lãi và trả góp 3 triệu/ngày trong vòng 50 ngày. Hay một người khác vay 10 triệu, trả góp 250 ngàn đồng/ngày trong vòng 50 ngày.

Mở rộng làm ăn, Tưởng thuê Lương Hoài Tiến (SN 1992, quê quán Quãng Ngãi), Lê Hồng Đông (SN 1987, quê quán tỉnh Ninh Bình), Nguyễn Văn Lượng SN 1981, quê quán Ninh Bình) phụ việc với mức tiền công 6 – 8 triệu đồng/tháng. Công việc của Tiến, Đông, Lượng là hàng ngày vào thời gian cố định đến nhà các “khách hàng” để thu khoản tiền gốc và lãi.

Sau một thời gian làm ăn thấy có hiệu quả, Tưởng rủ bạn là Trần Quốc Tuấn (SN 1976, quê quán Ninh Bình) vào Sài Gòn để “truyền nghề”.

Nhưng dù kinh doanh chuyên nghiệp đến đây, Tưởng vẫn phải đối mặt với khoản nợ xấu từ những khách hàng vỡ nợ mất khả năng thanh toán, hoặc những khách hàng chây ì cố tình quỵt nợ.

Tuy nhiên, Tưởng không dễ dàng để bị “xù nợ”. Ngày 17/7/2015 và ngày 07/1/2016, Tưởng, Tuấn, Lượng, Đông, Tiến và gần chục đối tượng khác đã kéo đến 7 hộ gia đình đe dọa, đập phá tài sản hòng uy hiếp buộc các “con nợ” trả tiền.

Rất nhiều tài sản như ti vi, xe máy, cửa kính, tủ đồ của những gia đình này đã bị nhóm Tưởng đập phá. Theo thống kê, số tài sản hư hỏng trong hai ngày giá trị khoảng 18,3 triệu đồng. Số tài sản bị hủy hoại hoàn toàn có tổng giá trị 2,8 triệu đồng. 

Các bị cáo tại tòa

Các bị cáo tại tòa

Đòi nợ kiểu côn đồ

Sau khi bị bắt, Tưởng và 4 đối tượng khác bị Viện kiểm sát đề nghị truy tố về tội: “Hủy hoại tài sản” và “Cố ý làm hư hỏng tài sản”.

Trước tòa, các bị cáo đều thể hiện sự thành khẩn ăn năn hối cải. Các bị cáo đều có nhân thân tốt, mới phạm tội lần đầu, trong đó có 3 bị cáo từng đi nghĩa vụ quân sự. Song hành vi côn đồ coi thường pháp luật của các bị cáo là không thể chốii cãi.

Kiểm sát viên: Bị cáo cho vay có giấy tờ gì không?

Bị cáo Tưởng: Dạ, có giấy cho vay.

Kiểm sát viên: Sao bị cáo không dùng cách khác để đòi nợ mà lại huy động đông người đến nhà người ta để uy hiếp, đập phá?

Bị cáo Tưởng: Tại họ vay tiền đã lâu, bị cáo có đến nhà nhiều lần nhưng họchây ì không chịu trả?

Kiểm sát viên: Có giấy vay nợ đàng hoàng, sao bị cáo không kiện ra tòa để đòi nợ?

Bị cáo Tưởng: Tại số tiền không nhiều, ra tòa thì mất rất nhiều thời gian.

Kiểm sát viên nghiêm khắc: Cứ không trả tiền thì kéo đến nhà người ta đập phá hay sao? Như vậy là hành vi côn đồ, phạm tội, bị cáo biết hay không?

Để chứng minh cho sự côn đồ, coi thường pháp luật của các bị cáo, đại diện VKS dẫn chứng: Nhiều gia đình thì con vay tiền nhưng nhóm bị cáo bất chấp đúng sai phải trái kéo đến đập đồ của cha mẹ người ta. 

Như vụ anh Nguyễn Văn Minh, tháng 6/2015 vay của Tưởng số tiền 20 triệu đồng, thời hạn 50 ngày, mỗi ngày trả góp 500 ngàn đồng.

Anh Minh trả được 30 ngày thì ngưng, nên sáng ngày 17/7/2015, Tưởng cùng gần chục đối tượng kéo đến dùng nhặt gạch đá ven đường ném vỡ kính cửa ra vào, cửa sổ, mặt kính để bàn nhà cha mẹ anh Minh, đập phá xe máy của nhà hàng xóm để bên cạnh. Tổng thiệt hại gần 6,3 triệu đồng.

Thậm chí, có trường hợp nhóm của Tưởng kéo đến nhà của các chị gái của “con nợ” để uy hiếp đòi tiền. Như vụ chị Phạm Thị Trung vay của Tưởng 16 triệu, góp 400 ngàn đồng/ngày, trong 50 ngày.

Khoảng 30 ngày, chị Trung không có khả năng trả nợ nên lẩn tránh. Sáng ngày 07/1/2016, Tưởng, Lượng, Đông và 6 đối tượng khác đến nhà chị gái Trung đập phá tài sản để buộc chị này phải trả nợ.

Tưởng vào sân nhà đập bể hai chiếc chậu kiểng, các đối tượng còn dùng mảnh vỡ của chậu ném và đập phá kính cửa ra vào, kính cửa phòng, kính để bàn, kính tủ tivi, quạt máy. 

Đại diện VKS nêu quan điểm: Ngoài hành vi hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản, Tưởng và Tiến còn tổ chức cho vay trái phép với mức lãi suất cao.

Tuy nhiên, biên nhận không ghi nội dung, lãi suất vay, lời khai giữ các bên về nội dung vay tiền còn nhiều mâu thuẫn nên chưa đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cho vay nặng lãi.

Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ và sẽ có hình thức xử lý sau. Từ đó, đại diện VKS đề nghị truy tố 5 bị cáo về tội: “Hủy hoại tài sản” và “Cố ý làm hư hỏng tài sản” với mức hình phạt từ 3-7 năm tù. 

Khi được nói lời sau cùng, các bị cáo gửi lời xin lỗi các nạn nhân và gia đình, hứa cải tạo tốt để sớm trở lại hòa nhập với cộng đồng.

Tuy nhiên, một diễn biến khá bất ngờ sau khi nghị án, HĐXX đã quyết định trả lại hồ sơ, theo HĐXX: Viện kiểm sát truy tố các bị cáo hai tội danh chưa có trưng cầu giám định của cơ quan chuyên môn nên tuyên trả hồ sơ đề điều tra lại. 

Rất nhiều người thân của các bị cáo bắt xe từ ngoài Bắc vào dự phiên tòa tỏ ra bối rối: “Không biết lần sau chúng tôi có thu xếp vào tham dự được hay không, nhà cửa, công việc bộn bề, chẳng dễ gì mà đi được”.

Điều 163 Bộ luật Hình sự quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

"1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2.  Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.

3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm"

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.