Kỷ niệm với Chú Sáu Dân

Ông Nguyễn Mạnh Hùng và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Ông Nguyễn Mạnh Hùng và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Một người hoạt động trong ngành thể thao đó có nhiều cảm tình với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. 

Ngày 20/11/2022 tại nhà khách văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội đã có cuộc gặp mặt thân mật hơn 40 người gồm: trợ lý, thư ký, cảnh vệ, bác sĩ, tổ giúp việc của Thủ tướng Võ Văn Kiệt & những người đã từng gắn bó với ông. Đây là cuộc hội ngộ nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ văn Kiệt,

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội đã có nhiều kỷ niệm với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chia sẻ với phóng viên về một vị lãnh đạo vì nước, vì dân, nhưng lại rất gần gũi, thấu hiểu, không quan cách, xa dân.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ngày ông đang học lớp quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tháng 6/2008) bỗng anh bạn gọi điện thoại thông báo “Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mất bên Singapore, mai đưa về”.

"Tôi thật sững sờ và không tin nổi vì trước đó khoảng hơn chục ngày chúng tôi và Nhà văn Nguyên Ngọc cùng đến chơi thăm bác Sáu Dân tại khu nhà số 6 Phủ Tây Hồ. Tại đây Thủ tướng đã chia sẻ nhiều với chúng tôi câu chuyện đáng suy ngẫm từ việc quản lý, điều hành đất nước, đến những câu chuyện nhỏ đầy tình người giữa vị lãnh đạo cao cấp với nhân dân". Ông Hùng bộc bạch.

Ông Hùng kể rằng, ngày đến thăm ông, ông kể chuyện rất say sưa như chuyện hồi mới giải phóng ông còn làm Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh với biết bao bộn bề của thành phố mới giải phóng được đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh.., rồi chuyện gần đây khi thủ đô Hà Nội quyết định mở rộng, sát nhập tỉnh Hà Tây.

Ông kể, khi chuẩn bị sáp nhập Hà Tây về Hà Nội, ông ra Hà Nội mời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến để cùng bàn cách làm sao cấy lúa nhanh vì thời tiết miền Bắc rét đậm rét hại, còn miền Nam đang bị nước biển dâng. Ông nói phải học Hà Lan cách điều hòa nước và làm nông nghiệp...

"Ông căn dặn chúng tôi nếu sau này có làm cán bộ quản lý dù nhỏ to cũng đừng bao giờ thấy lợi cho mình mà giả vờ không biết gì mà quyết định bất lợi cho công việc chung. Ông còn kể cho chúng tôi nghe nhiều kỷ niệm trong lúc còn đang làm Thủ tướng và cố vấn Bộ Chính trị về sự quy hoạch và phát triển đất nước (từ Điện – Đường – Trường – Trạm) để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Điều mà chúng tôi thấy phẩm chất lãnh đạo hay nhất của ông đó là chữ “Tâm” cũng có thể do hoàn cảnh gia đình (vợ, con đã hy sinh trong chiến tranh) mà cách suy nghĩ của ông rất thấu đáo. Chính vì những mất mát đó từ khi còn chiến đấu đến khi lãnh đạo đất nước ông lúc nào cũng gần sát dân, lắng nghe và luôn có suy nghĩ tìm mọi cách để phục vụ nhân dân". Ông Hùng tâm tư.

Nói về tư tưởng đổi mới, dám nghĩ dám làm, đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu, xóa bỏ tư duy của cơ chế bao cấp. Ông Hùng chia sẻ: “Ông là nhà chính trị nhưng lại không diễn mà thực tiễn từ đáy lòng, đó là điều mọi người phải nể phục. Tôi rất nhớ hôm đám tang ông, quần chúng nhân dân đứng chia tay rất đông hai bên đường từ Dinh Độc lập ra tới nghĩa trang thành phố. Tất cả các tỉnh mọi người dân đều theo dõi qua truyền hình. Tôi cũng rất nhớ NSND Trần Hiếu trả lời phóng viên Đài VTV khi ông suy nghĩ gì về ông Kiệt?

Ông Trần Hiếu nói: “Tôi cho rằng ông Võ Văn Kiệt là một người rất tử tế” cái câu mà văn nghệ sĩ nói rất ngắn, rất mộc nhưng nó là đại diện cho mọi người đều hiểu ông Kiệt là con người sống vì dân, những điều ông đã làm cho đất nước cùng Đảng, cùng dân luôn được các thế hệ biết đến”. Ông Hùng bày tỏ.

Giám đốc Trung tâm thể thao quốc gia Hà Nội chia sẻ thêm: Phẩm chất tốt đẹp và cao quý của bác Sáu Dân chúng tôi thấy rõ đó là gần dân, sẵn sàng làm mọi thứ có lợi cho dân, ông sống mộc mạc, giản dị mà sang trọng, tư duy đối thoại, ông phát biểu gần như không cần phải đọc. Ông có sức hút lớn trong mọi giới từ cựu chiến binh, các văn nghệ sĩ, các nhà chính trị ngoại giao hay đến những người công nhân, nông dân, các học sinh và cả giới thể thao cũng rất gần gũi".

Từng nhiều lần tiếp tục với Chú Sáu Dân- cái tên thân thuộc, bình dân của một người dân thân cho cách mạng, ông Hùng tiết lộ: Chú Sáu Dân sống giản dị, khi đi công tác trên xe thường có ngô, khoai luộc, khi chơi thể thao xong ông thích uống 1vài cốc bia hơi với lạc luộc. Khi đi công tác ngoại tỉnh nhìn thấy nông dân bán dưa ở bên đường ông cho lái xe dừng lại mua dưa ăn và hỏi thăm cuộc sống của họ.

Nhiều việc ông làm được đó là thực tế, ông gần gũi và biết lắng nghe, chia sẻ, ông không dùng quyền lợi nhóm, thời ông làm Thủ tướng không có ai chi phối được ông nếu như dùng lợi ích vì tính ông như vậy!

"Ông thông minh và quyết đoán đầy bản lĩnh, luôn đi đầu trong mọi công việc dù rằng có nhiều lúc bị cô đơn. Có nhiều việc ông thay mặt nhân dân để nói lên những tiếng nói mà thông qua thông tin đại chúng những bài viết mà đến ngày nay vẫn còn tính thời sự và chân thật.

Ông biết khơi dậy sức mạnh dân tộc trong hoạt động lãnh đạo, từ tiếp xúc doanh nghiệp, tri thức trẻ, ông sẵn sàng đối thoại lắng nghe những đóng góp kể cả những người gần ông nhưng nếu có tính cá nhân thì ông cũng kiểm tra lại và đối xử công bằng.

Ông không thích cán bộ nhũng nhiễu, quyền lợi nhóm mà biết kích hoạt sự sáng tạo để đóng góp, xây dựng đất nước qua những việc làm cụ thể như bỏ đốt pháo, bố trí việc làm khác cho người sản xuất pháo..". Ông Hùng bày tỏ quan điểm.

Ông Võ Văn Kiệt là người quan tâm đến thể thao, ông Hùng cho biết khi đội tuyển Việt Nam thắng trận ở Đông Nam Á, ông rất vui và tự hào, nhưng khi nhìn thấy thanh niên đua xe gây mất trật tự và tai nạn ông lại chỉ đạo phải tổ chức cho nhân dân ăn mừng chiến thắng nhưng phải ngăn cấm việc đua xe.

“Ông cũng nói với chúng tôi tất cả việc làm đều từ trong tâm mà ra, tâm sẽ là nguồn cảm hứng không mệt mỏi cho mọi hành động, ông rất yêu nhân dân nên khi ăn củ khoai, bắp ngô, hạt lạc ông nhớ về họ. Nên Chú Sáu Dân dặn "ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây", phải biết tôn trọng người làm ra hạt lúa, củ khoai”. Ông Hùng bộc bạch về cố Thủ tướng kính mến.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.