Tây Tạng là một vùng đất xa xôi, có địa hình cao và lượng không khí mỏng, khí hậu ở các khu vực cũng rất khác nhau và nhiệt độ thay liên tục trong vòng một ngày. Phong tục, văn hóa và điều kiện sống của người Tây Tạng khác biệt hoàn toàn so với thế giới bên ngoài. Nhưng nó lại thu hút rất nhiều khách du lịch bởi nơi đây có nền văn hóa đặc sắc, danh lam thắng cảnh vùng cao tuyệt vời và con người thân thiện.
Vương quốc Phật giáo
Tây Tạng ở Trung Á với độ cao trung bình vào khoảng 4.900 mét, thường được gọi là “Nóc nhà của thế giới”. Vùng đất này hầu hết thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nói đến Tây Tạng là chúng ta liên tưởng đến một vương quốc Phật giáo đầy sự bí ẩn được che giấu giữa những dãy núi tuyết Hy Mã Lạp Sơn. Hiện Tây Tạng tổng cộng có hơn 1.700 chùa chiền tổ chức hoạt động và có khoảng 46.000 tăng ni.
Tây Tạng là nơi cư trú của người Tây Tạng, với tổng dân số là 5,4 triệu người. Tây Tạng là dân tộc đông thứ 10 trong tổng số 56 dân tộc được công nhận tại Trung Quốc. Một số cộng đồng Tây Tạng cũng đang sinh sống tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan.
Dân cư Tây Tạng chủ yếu là tộc người Tạng và các thiểu số như tộc Menba (Monpa), tộc Lhoba, tộc Mông Cổ và tộc người Hồi. Ước tính dân số Tây Tạng hiện này khoảng 7,5 triệu. Ngôn ngữ chính của đất nước này là tiếng Tây Tạng và Trung Hoa.
Bởi Tây Tạng có khí hậu lạnh, đàn ông và phụ nữ thường mặc quần áo dày. Trang phục truyền thống của người Tây Tạng cũng rất đặc biệt. Đàn ông mặc một kiểu quần áo ngắn và có quần bên dưới. Phụ nữ quấn váy màu đậm ở ngoài áo cánh; chiếc tạp dề len có sọc đủ màu có nghĩa người đó là phụ nữ đã có chồng.
Hầu hết người Tạng để tóc dài và tết tóc thành hai bím, còn các cô gái chưa chồng tết tóc một bím.
Kinh tế của Tây Tạng là nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và du lịch.
Vùng đất của chế độ đa phu
Tây Tạng cũng là một đất nước theo chế độ đa phu. Điển hình là một người phụ nữ có thể được sắp xếp để kết hôn với anh em ruột trong một gia đình. Có thể nói, đối với một nơi như Tây Tạng, đa phu được coi là một giải pháp thực tế giải quyết hàng loạt các vấn đề về địa lý, kinh tế và khí hậu…
Người Tây Tạng luôn phải sống trong môi trường khắc nghiệt, điều kiện không khí thiếu oxy ở độ cao lớn. Việc chống chọi với thiên nhiên để giành giật lấy sự sống vốn vô cùng mong manh, với số đất ở quá ít ỏi thì việc phân chia tài sản giữa các anh em trai là điều vô cùng khó khăn và nguồn thực phẩm cũng chỉ đủ trang trải cho nhu cầu của mỗi người.
Lấy chung vợ là giải pháp tốt nhất để người Tây Tạng không phải phân chia tài sản và giúp giữ vững kinh tế gia đình. Tuy nhiên, ngày nay chế độ một vợ một chồng diễn ra phổ biến hơn trên khắp Tây Tạng.
Nghi thức cưới hỏi truyền thống
Theo truyền thống, người Tạng rất kính trọng gia đình. Các cuộc hôn nhân do cha mẹ xếp đặt vẫn được vui vẻ chấp nhận và là một chuẩn mực xã hội ở Tây Tạng.
Khi một người con trai để ý đến một cô gái, anh ta sẽ lấy ngày giờ sinh của mình và cô gái, nhờ một nhà chiêm tinh học xem hai người có hợp tuổi hay không?.
Nếu như hợp thì gia đình chú rể sẽ nhờ bà mai mối đến gia đình cô dâu cùng một số lễ vật để đề xuất chuyện cưới hỏi. Nếu nhà gái đồng ý thì họ sẽ nhận những lễ vật mà nhà trai mang đến.
Trước khi đám cưới diễn ra, hai bên gia đình sẽ chọn một ngày tốt lành để ký một bản cam kết. Buổi gặp mặt sẽ diễn ra ở nhà gái với sự có mặt của hai bên gia đình và người chứng giám.
Vào hôm đó, gia đình nhà trai sẽ tặng khăn Khatag và những món quà tặng khác cho các thành viên trong gia đình cô dâu. Nội dung buổi gặp mặt này là nói về sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau trong cuộc sống vợ chồng, con cái phải hiếu thảo đối với những người lớn tuổi trong gia đình...
Sau đó, đôi vợ chồng sẽ ký vào giấy kết hôn và được hai gia đình cả hai bên đóng dấu đồng ý. Cuối cùng gia đình nhà gái sẽ tổ chức một bữa tiệc để ăn mừng sự kiện này.
Ngày cưới sẽ được gia đình nhà trai quyết định. Trước ngày cưới, bên chú rể sẽ gửi một bộ quần áo thật đẹp kèm theo những đồ trang sức cho cô dâu.
Người thân và bạn bè từ khắp mọi nơi được mời tới dự và tất cả mọi người tập hợp để nhảy múa, hát hò và uống bia để ăn mừng và chúc phúc. Thông thường 3 hoặc 6 tháng sau khi kết hôn, đôi trẻ mới cưới sẽ đến thăm cha mẹ của cô dâu.
Lấy vợ còn trinh là… xui xẻo
Đó là những nghi thức cơ bản cần phải có trong một lễ cưới ở Tây Tạng. Ngoài ra, Tây Tạng có một phong tục không giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới, đó là cô dâu trước khi lấy chồng phải ngủ với ít nhất 20 người đàn ông để tích lũy kinh nghiệm phòng the cho mình.
Người Tây Tạng có quan niệm rằng, nếu người đàn ông lấy phải cô gái còn trinh làm vợ là điều không tốt, mang lại vận xui và chết chóc đến gia đình. Nếu cô gái bị phát hiện chưa trao thân đủ cho 20 người mà đã về nhà chồng thì cặp vợ chồng đó sẽ bị đuổi khỏi làng.
Mục đích chính của những người đàn ông khi lấy vợ là để duy trì giống nòi và tránh việc chia tài sản, đất đai, nhà cửa nên trinh tiết hay sự trong trắng của một cô gái Tây Tạng dường như không còn quan trọng. Cô dâu là người được bố mẹ chú rể lựa chọn và thường là người có cùng địa vị trong xã hội.
Cho dù cô gái không thích, nhưng cô không được phép từ chối người đàn ông muốn lấy mình, bởi đây được cho là một điều tối kỵ. Do đó, các cô gái sẽ gật đầu chấp nhận người đầu tiên hỏi cưới mình dù đó không phải là chàng trai mà họ yêu thương.
Đôi trẻ hạnh phúc trong đám cưới của mình. |
Trong suy nghĩ của người Tây Tạng, bất cứ cô gái nào cũng phải có kinh nghiệm trong “chuyện ấy” trước khi lấy chồng và một phụ nữ được cho là đẹp chỉ khi có nhiều người đàn ông để mắt đến.
Vậy nên việc tìm đủ 20 người đàn ông và qua đêm với họ là bằng chứng thuyết phục nhất về sự quyến rũ của người phụ nữ. Chỉ khi làm được điều đó, người phụ nữ mới được ngưỡng mộ và khẳng định được giá trị của mình. Ngoài ra, việc này giúp cô có kinh nghiệm hơn để mang thai và phục vụ chồng sau khi cưới.
Nhưng đối với người phụ nữ ở Tây Tạng, quan hệ với 20 người đàn ông trước khi cưới quả là một việc vô cùng khó khăn và đôi khi trở thành áp lực khiến các cô gái sắp lấy chồng hoang mang, lo sợ.
Trong điều kiện dân cư thưa thớt, các cô gái cũng rất vất vả trong việc tìm kiếm được một người đàn ông để thực hành việc này. Thường, mẹ cô gái và cô sẽ phải đi ra các đường mòn trên núi để tìm kiếm đàn ông. Họ mất nhiều ngày chờ đợi để tìm gặp những người qua đường. Sau đó, cố hết sức làm họ thỏa mãn.
Khi kết thúc, cô gái cố xin người tình mới một vật gì đó như: chiếc gương nhỏ, đôi khuyên, hay vòng tay rẻ tiền để chứng minh cho các vị già làng nghiêm khắc rằng “chuyện ấy” đã diễn ra không dưới 20 lần.
Việc trao thân cho 20 người đàn ông khi bị ép buộc không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của các cô gái trẻ mà còn tăng khả năng lây nhiễm các bệnh về tình dục…