Sẽ xuất khẩu 1.000 tấn vải tươi sang Nhật Bản?

Sẽ xuất khẩu 1.000 tấn vải tươi sang Nhật Bản?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, sau một năm Nhật Bản chính thức mở cửa thị trường cho mặt hàng vải thiều tươi của Việt Nam, tình hình xuất khẩu và tiêu thụ quả vải thiều Việt Nam tại thị trường Nhật Bản năm 2021 hiện đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi. 

Tính đến thời điểm này, lượng vải thiều xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản đã vào khoảng vài chục tấn. Trong đó, Công ty CP Ameii Việt Nam là đầu mối XK chính mặt hàng vải thiều Thanh Hà. Theo đại diện Công ty, năm 2020, năm đầu tiên được xuất vải tươi vào Nhật Bản, Công ty đã XK 30 tấn vải tươi vào thị trường này. Năm nay, dự định số lượng vải xuất sang Nhật Bản khoảng 300 tấn. 

Cùng lúc đó, các đầu mối đưa vải thiều Bắc Giang sang Nhật Bản cũng đã bắt đầu những chuyến hàng vải sớm đầu tiên. Đáng chú ý, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây chính là giấy thông hành để quả vải Lục Ngạn thuận lợi vào thị trường Nhật Bản. Năm nay, Bắc Giang đã dành 219 ha để trồng vải  xuất sang Nhật Bản với sản lượng lên đến cả nghìn tấn. 

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, quả vải thiều Việt Nam đã gây được tiếng vang sau một năm xâm nhập thị trường Nhật Bản. Lần đầu tiên được ra mắt tại chuỗi siêu thị AEON (vào tháng 6/2020), quả vải thiều đã được người tiêu dùng Nhật Bản và đông đảo cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật hồ hởi đón nhận. Nhiều người Nhật đã dành lời khen cho sự tươi ngon của quả vải Việt Nam và họ cũng mua tặng gia đình, bạn bè. 

Bên cạnh đó, việc số lượng người Việt Nam tại Nhật Bản đang ngày càng gia tăng qua từng năm cũng góp phần nâng cao nhu cầu mua và ăn vải thiều tại Nhật. Câu chuyện về quả vải tươi của Việt Nam được nhiều người dân Nhật Bản và Việt Nam tại Nhật Bản trao đổi thường xuyên và trở thành đề tài nói chuyện “Câu chuyện làm quà” trước khi trao đổi công việc chính.

Trước thuận lợi này, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã sớm triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh quả vải Việt Nam tại thủ đô Tokyo và nhiều địa phương của Nhật Bản, như phối hợp với đầu mối nhập khẩu phía Nhật Bản phổ biến rộng rãi thông tin tới cộng đồng về chương trình mua vải theo hình thức trực tuyến, đồng thời tích cực kêu gọi các doanh nghiệp Nhật quan tâm đầu tư các công nghệ hiện đại giúp xử lý, bảo quản quả vải tươi hiệu quả hơn. 

“Trong mùa vụ năm nay, các công ty đầu mối XK vải thiều đã xây dựng kế hoạch XK khoảng 1.000 tấn vải thiều tươi sang Nhật Bản. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi thêm thông tin và cập nhật tình hình mua bán thực tế tại thị trường này” - đại diện Thương vụ nói. 

Ngoài ra, theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, quả vải thiều Việt Nam đã trải qua hơn 5 năm đàm phán, nỗ lực đáp ứng các quy định khắt khe mới có thể được cho phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Nhật Bản từ trước đến nay luôn nổi tiếng là một thị trường có các tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt, đồng thời người tiêu dùng đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm nhập khẩu. Do vậy, Thương vụ hy vọng người nông dân và cơ quan chức năng Việt Nam cần phải duy trì chất lượng quả vải sạch, đảm bảo giá thu mua, giá bán và giá XK ổn định. 

Được biết, khâu quảng bá hình ảnh sản phẩm nông sản của Việt Nam tại Nhật Bản rất quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này. Đó là lý do mà Thương vụ sẽ tiếp tục đưa ra các chương trình củng cố và đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường khó tính bậc nhất thế giới này.

Đồng thời, Thương vụ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong nước cũng như các hệ thống siêu thị, hệ thống phân phối tại Nhật Bản để đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới, giúp cho quả vải thiều được nhiều người Nhật Bản biết tới hơn nữa.

Tạo điều kiện thông quan vải tươi qua cửa khẩu 

Nhằm hỗ trợ tốt nhất quả vải tươi qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Lào Cai đã có công văn cho phép Sở Công Thương gửi Công hàm cho Chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc liên quan đến hoạt động xuất khẩu quả vải tươi.

Cụ thể, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đề nghị Chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi đối với mặt hàng quả vải tươi thông quan qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu trong vụ thu hoạch sắp tới, dự kiến từ giữa tháng 5 đến hết tháng 7/2021; chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan mặt hàng này. 

Đặc biệt, quan tâm tăng số lượng đội lái xe chuyên trách của phía Hà Khẩu nhằm nâng cao năng lực thông quan hàng hoá tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai, Việt Nam) - Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quốc).

Trong những ngày cao điểm, phối hợp bố trí kéo dài thời gian thông quan tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Việt Nam) - Bắc Sơn (Trung Quốc) từ 7h đến 22h (giờ Hà Nội) và từ 8h đến 23h (giờ Bắc Kinh) hàng ngày.

Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt, mặt hàng quả vải đang bắt đầu vào vụ thu hoạch cao điểm, chủ yếu ở tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. Đây cũng là hai địa phương dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, lực lượng chức năng tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành cũng đã có những giải pháp phù hợp, bảo đảm vừa tạo điều kiện xuất khẩu vừa phòng chống dịch bệnh.

Khánh Linh

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng giá điện 2 thành phần sẽ phản ánh đúng chi phí đầu tư của ngành điện. (Ảnh minh họa: EVN)

Sớm áp dụng giá điện 2 thành phần cho tất cả khách hàng

(PLVN) - Theo Bộ Công Thương, giá điện 2 thành phần đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, phản ánh đầy đủ chi phí sử dụng điện của khách hàng. Áp dụng cơ chế này ở Việt Nam sẽ quyết định bước tiến trong xác lập thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Đọc thêm

Bước chuyển vượt bậc của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. (Ảnh: TCTT).
(PLVN) - Trả tiền mua rau, tiền photocopy vài nghìn đồng, quét mã QR để thanh toán tiền gửi xe... là các hoạt động đã hiện diện ở nhiều nơi trên toàn quốc, thậm chí cả ở những bản làng xa xôi. Có thể nói, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có một bước chuyển vượt bậc khi tỷ lệ thực hiện đã vượt mục tiêu tại Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Để doanh nghiệp 'bắt kịp' chuyển đổi xanh

Cần ban hành sớm tiêu chuẩn phân loại xanh để doanh nghiệp có thể bắt kịp xu thế chuyển đổi xanh. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư).
(PLVN) -  Chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam đã ít nhiều biết đến xu thế này, nhưng để tiếp cận, bắt kịp và đáp ứng được chuyển đổi xanh thì đang còn gặp rất nhiều khó khăn.

'Đi trước một bước' trong quy hoạch

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự phát triển nhanh, bền vững, đồng bộ của quốc gia, vùng, địa phương và các ngành, lĩnh vực là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Muốn làm được điều này, trước hết phải bắt đầu từ quy hoạch và quản trị quy hoạch.

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3
(PLVN) - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Khuyến nông Hà Nội: Bứt phá sau 9 tháng, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt sau cơn bão số 3 tại huyện Phúc Thọ.
(PLVN) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã ghi dấu với nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững. Từ việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến liên kết tiêu thụ sản phẩm, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp thủ đô.

Để có những doanh nghiệp 'đầu đàn' dẫn dắt nền kinh tế

Cần chính sách dài hơi để có không gian cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển, dẫn dắt nền kinh tế. (Nguồn: TCTC)
(PLVN) - Việt Nam đã đặt vấn đề xây dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng chính sách như thế nào để tạo dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu này?

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả
(PLVN) -  Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong Công nghiệp - Công trình xây dựng năm 2024” và “Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Chuyển đổi xanh trong lĩnh vực công nghiệp khí

PV GAS vận chuyển khí LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp dẫn dắt ngành công nghiệp khí Việt Nam, đang nỗ lực chuyển đổi năng lượng xanh, coi đây là động lực mới để phát triển trong hiện tại và tương lai.

Chung tay kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 24/9, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử (TMĐT) cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch
(PLVN) -  Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Honeywell (Hoa Kỳ) vừa trao Thỏa thuận hợp tác trị giá 1,1 tỷ Đô la Mỹ về cung cấp các thiết bị điện tử và dịch vụ kỹ thuật hàng không cho đội tàu bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu của hãng. Sự kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân chuyến thăm và công tác tại Hoa Kỳ.

Đề xuất áp chế tài trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả

Đề nghị điều chỉnh mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. (Ảnh minh họa: TCCT).
(PLVN) - Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gọi tắt là dự thảo). Theo đó, dự thảo sửa đổi quy định về kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; bổ sung bắt buộc tiêu chí sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (NLTK&HQ) với dự án đầu tư từ vốn nhà nước...