Xuất khẩu gỗ giảm hàng trăm triệu USD do mưa, bão

Với rừng trồng bị thiệt hại, chủ rừng có thể tận dụng, tận thu và sau khi khai thác, có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp.
Với rừng trồng bị thiệt hại, chủ rừng có thể tận dụng, tận thu và sau khi khai thác, có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau bão số 3, lượng gỗ nguyên liệu cung cấp cho chế biến gỗ chịu nhiều tác động, với gần 12 triệu m3 gỗ nguyên liệu (gỗ nhỏ) bị thiệt hại.

Khó khăn về cây giống, phát triển rừng

Ngày 24/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị bàn về giải pháp khôi phục, ổn định sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp sau cơn bão số 3.

Theo ông Triệu Văn Lực - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, thống kê đến 16h ngày 23/9, tổng số có 13 tỉnh, thành bị thiệt hại về rừng với diện tích gần 170.000ha. Diện tích này chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt. Trong đó, 4 địa phương thiệt hại nặng nhất là: Quảng Ninh (hơn 110.000ha), Bắc Giang (hơn 26.000ha), Lạng Sơn (gần 20.000ha), Hải Phòng (hơn 10.000ha).

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc có nhà xưởng xây dựng không kiên cố nên khi bão đổ bộ bị tốc mái, sau bão thì lũ lụt gây sạt lở đất. Ước tính khoảng 200 doanh nghiệp bị thiệt hại, với số tiền khoảng 40 tỷ đồng. Cục Lâm nghiệp dự báo, lượng gỗ nguyên liệu cung cấp trong ngành chế biến gỗ sẽ chịu nhiều tác động.

Cụ thể, gần 12 triệu m3 gỗ nguyên liệu (gỗ nhỏ) bị thiệt hại. Các doanh nghiệp dăm gỗ, ván bóc, ván dán bị thiệt hại máy móc, thiết bị, sản phẩm và cơ sở hạ tầng. Ước tính giá trị xuất khẩu dăm gỗ, viên nén và các loại ván năm 2024 có thể giảm khoảng 300 triệu USD.

Nhiều dự án của ngành lâm nghiệp cũng chịu ảnh hưởng bởi bão số 3. Trong đó, có dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) bị ảnh hưởng nhiều nhất tại 3 địa phương là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa.

Cụ thể, tại phường Bàng La (quận Đồ Sơn) thành phố Hải Phòng kiểm tra được khoảng 30% diện tích rừng đã trồng ở vị trí cách đê từ 1,5 - 3km có thiệt hại ước tính khoảng 80%. Phường Tân Thành (quận Dương Kinh) ước tính thiệt hại từ 50% đến 90%. Tại tỉnh Thanh Hóa, tổng diện tích trồng rừng là 395ha...

Ngoài FMCR, dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng” (KFS), với tổng vốn đầu tư 4,4 triệu USD, thực hiện tại Nam Định và Ninh Bình cũng bị ảnh hưởng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị cho hay, cơn bão số 3 gây ra những tác động nặng nề với lâm nghiệp - từ cây giống đến phát triển rừng, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả chu kỳ sản xuất trong thời gian tới. Vì thế, cần bàn về giải pháp khắc phục khó khăn nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, giúp cho phát triển rừng, những người làm nghề rừng, lâm nghiệp vượt qua những khó khăn, tạo đà phục hồi, phát triển bền vững trong thời gian tới.

Tận thu, trồng rừng thay thế kịp thời

Được biết, Cục Lâm nghiệp đã Công văn số 1339/LN-PTR đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng tổ chức thống kê, phân loại ngay diện tích, mức độ rừng bị thiệt hại.

Theo đó, với rừng trồng, rừng trồng thuộc sở hữu của chủ rừng do chủ rừng quyết định việc khai thác, tận dụng, tận thu, sau khi khai thác, chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi có thời tiết thuận lợi.

Đối với gỗ rừng sản xuất là rừng trồng do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, rừng phòng hộ là rừng trồng, tổ chức đánh giá mức độ thiệt hại, ước tính giá trị lâm sản tận thu; phương thức, điều kiện khai thác, tận thu.

Cụ thể: Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng bị đổ, gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không bảo đảm tiêu chí thành rừng (tỷ lệ đổ, gãy hơn 70%), thì khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi có thời tiết thuận lợi.

Với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ, số cây còn lại đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy. Việc khai thác, tận dụng, tận thu ngay sau khi có điều kiện thời tiết thuận lợi, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở thu mua, cơ sở chế biến trên địa bàn để thu mua hết lượng lâm sản khai thác, tận thu.

Riêng đối với rừng tự nhiên (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) tiến hành vệ sinh rừng; thu gom, xử lý vật liệu cháy, sửa chữa các đường băng cản lửa giảm nguy cơ cháy rừng. Áp dụng các biện pháp lâm sinh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung để phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng.

Chọn loài cây, phục hồi, trồng lại rừng, tổ chức thực hiện Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia, trong đó ưu tiên rà soát và phân định ranh giới 3 loại rừng trên thực địa, đưa những khu vực có độ dốc cao, nguy cơ sạt lở vào quy hoạch rừng phòng hộ để thực hiện các biện pháp trồng rừng.

Tin cùng chuyên mục

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả

(PLVN) -  Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong Công nghiệp - Công trình xây dựng năm 2024” và “Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Đọc thêm

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch
(PLVN) -  Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Honeywell (Hoa Kỳ) vừa trao Thỏa thuận hợp tác trị giá 1,1 tỷ Đô la Mỹ về cung cấp các thiết bị điện tử và dịch vụ kỹ thuật hàng không cho đội tàu bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu của hãng. Sự kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân chuyến thăm và công tác tại Hoa Kỳ.

Khuyến nông Hà Nội: Bứt phá sau 9 tháng, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt sau cơn bão số 3 tại huyện Phúc Thọ.
(PLVN) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã ghi dấu với nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững. Từ việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến liên kết tiêu thụ sản phẩm, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp thủ đô.

Đề xuất áp chế tài trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả

Đề nghị điều chỉnh mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. (Ảnh minh họa: TCCT).
(PLVN) - Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gọi tắt là dự thảo). Theo đó, dự thảo sửa đổi quy định về kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; bổ sung bắt buộc tiêu chí sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (NLTK&HQ) với dự án đầu tư từ vốn nhà nước...

Thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản trên biển

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến 2030 diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển hơn 2.500 lồng nuôi. (Ảnh: Trọng Tùng)
(PLVN) - Có hơn 130km đường bờ biển cùng nhiều cửa sông, luồng lạch, tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo thuộc TP Quảng Ngãi, TX Đức Phổ, huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Lý Sơn; nuôi cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè, hàu, tôm…

Lãi suất và quản trị

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ngày 21/9/2024, Thường trực Chính phủ đã làm việc với các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần với tinh thần tìm giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đề xuất cơ chế cho doanh nghiệp mạnh thực hiện dự án đòi hỏi công nghệ cao

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đề xuất cơ chế cho doanh nghiệp mạnh thực hiện dự án đòi hỏi công nghệ cao
(PLVN) - Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T chia sẻ về nhiều dự án lớn của đơn vị và đề xuất cơ chế triển khai các dự án lớn, đòi hỏi công nghệ cao.

Hà Nội: Thu hút vốn FDI tăng 71% so với cùng kỳ

Tính chung 8 tháng năm 2024, toàn TP thu hút 1,4 tỷ USD vốn FDI, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Tính chung 8 tháng năm 2024, toàn TP thu hút 1,4 tỷ USD vốn FDI, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đăng ký cấp mới 172 dự án với số vốn đạt 1,1 tỷ USD; 120 lượt tăng vốn đầu tư với 155 triệu USD; 154 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 177,7 triệu USD.

'Các ngân hàng đã cam kết hỗ trợ là phải thực hiện'

Hội nghị được tổ chức vào chiều ngày 20/9
(PLVN) - Đó là chỉ đạo của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng hỗ trợ khách hàng sau cơn bão số 3, được tổ chức ngày 20/9/2024.

VDF-2024: Thể chế phải đi trước!

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng phát biểu khai mạc sự kiện.
(PLVN) - Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân sách là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả. Trong đó thể chế phải đi đầu…

'Toán khó' EVN phải 'giải' khi điều chỉnh đầu tư nhiệt điện hơn 50 ngàn tỷ

Huy động vốn cho dự án điện khí này được dự báo sẽ mất rất nhiều thời gian.
(PLVN) - “Việc chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II từ nhiên liệu than sang khí LNG để hạn chế phát thải các chất độc hại ra môi trường là điều cần thiết, phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhưng đây là dự án cần huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn trong bối cảnh EVN đang đối mặt với những khó khăn về tài chính”, Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh trao đổi với PLVN.