Khuyến nông Hà Nội: Bứt phá sau 9 tháng, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt sau cơn bão số 3 tại huyện Phúc Thọ.
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt sau cơn bão số 3 tại huyện Phúc Thọ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã ghi dấu với nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững. Từ việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến liên kết tiêu thụ sản phẩm, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp thủ đô.

Triển khai thành công 18 mô hình khuyến nông

Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT Hà Nội), trong 9 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã xây dựng và triển khai thành công 18 mô hình khuyến nông, trong đó có 10 mô hình về trồng trọt, 4 mô hình chăn nuôi và 4 mô hình thủy sản. Các mô hình này tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm như: phát triển sản xuất rau, hoa, quả theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao, cấp giấy chứng nhận; Phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; Phát triển cơ giới hóa; Nuôi thủy sản lồng bè...

Trong lĩnh vực trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai 8 mô hình. Trong đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm, với quy mô 100 ha đã cho ra những kết quả nhất định. Đặc biệt, vụ Xuân đã áp dụng thành công trên 50 ha với các giống lúa TBR225 và HD11. Nhờ được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, cây lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất từ 60 – 69,4 tạ/ha, cao hơn từ 10 – 20% so với phương pháp truyền thống. Toàn bộ sản phẩm đã được doanh nghiệp bao tiêu với giá từ 7.000 – 7.800 đồng/kg thóc tươi, giúp nông dân tăng thu nhập và ổn định đầu ra.

Mô hình sản xuất mạ khay, cấy lúa bằng máy cũng được triển khai trên diện tích 170 ha trong 2 vụ. Vụ Xuân với 85 ha đã cho năng suất từ 61 – 68,6 tạ/ha, cao hơn 10% so với cách gieo cấy truyền thống. Mô hình này không chỉ giúp giải phóng sức lao động mà còn đảm bảo sản xuất hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tăng giá trị kinh tế.

Bên cạnh đó, mô hình thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 19,7 ha cũng đã đạt được nhiều thành công. Dù bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, nhưng cây bưởi vẫn sinh trưởng tốt, quả to đều, đảm bảo chất lượng, dự kiến thu hoạch từ tháng 11 – 12/2024.

Ngoài ra, mô hình trình diễn hoa sen giống mới năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu và mô hình sản xuất nấm ăn theo hướng công nghiệp cũng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Dù bị ảnh hưởng bởi thời tiết, một số điểm mô hình vẫn cho thu hoạch tốt, như mô hình sen ở Thạch Thất với 6 tấn hạt sen tươi và 20.000 bông hoa sen. Mô hình sản xuất nấm cũng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, với 19.800 kg nấm tươi được thu hoạch trong 33 ngày từ 30 tấn nguyên liệu.

Về chăn nuôi, mô hình chăn nuôi bò sinh sản đã triển khai thành công với quy mô 170 con bò cái giống Zebu và các giống lai. Sau hơn 1 năm triển khai, đàn bò sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, tỷ lệ động dục trên 90%, trong đó 100 con đã được xác định có chửa. Tương tự, mô hình chăn nuôi gà lông màu theo hướng VietGAP với 15.000 con gà Mía lai đã giúp nâng cao năng suất và chất lượng thịt, đảm bảo sức khỏe cho đàn gà và sẵn sàng cung cấp cho thị trường.

Trong lĩnh vực thủy sản, Trung tâm đã triển khai 4 mô hình, bao gồm nuôi cá chép V1 và cá rô phi theo VietGAP trên diện tích 25 ha. Đàn cá khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, với trọng lượng đạt từ 640-660 gram/con. Các mô hình như nuôi cá-lúa, nuôi thủy sản lồng bè và nuôi cá đặc sản cũng đều mang lại những kết quả tích cực, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Nỗ lực vượt khó, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Dù đã đạt được nhiều kết quả trong 9 tháng đầu năm, tuy nhiên Trung tâm Khuyến nông Hà Nội vẫn gặp phải không ít khó khăn, chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết. Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã gây ra mưa lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mô hình trồng trọt và chăn nuôi. Nhiều diện tích lúa vụ Mùa và các vườn bưởi bị đổ ngã, khiến năng suất dự kiến bị giảm.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc thủy sản tại huyện Mỹ Đức.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc thủy sản tại huyện Mỹ Đức.

Trước những khó khăn này, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã lên kế hoạch triển khai các biện pháp khắc phục, từ việc gieo giống để kịp thời sản xuất khi thời tiết thuận lợi, trồng lại các loại cây dược liệu, chăm sóc lại các diện tích bị thiệt hại đến việc điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung vào việc đánh giá, tổng kết các mô hình còn lại, tiếp tục hỗ trợ các mô hình như: Tiếp tục triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản năm 2024-2025 với quy mô 40 con; Xuất cấp hỗ trợ giống, vật tư từ đầu tháng 10/2024 cho mô hình Chăn nuôi lợn thương phẩm...

Bên cạnh đó, tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội. Trong 9 tháng đầu năm, Trung tâm đã phối hợp với JICA tổ chức nhiều lớp tập huấn về VietGAP và khảo sát thị trường cho các hợp tác xã, qua đó cải thiện phương thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.