Bước chuyển vượt bậc của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. (Ảnh: TCTT).
Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. (Ảnh: TCTT).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trả tiền mua rau, tiền photocopy vài nghìn đồng, quét mã QR để thanh toán tiền gửi xe... là các hoạt động đã hiện diện ở nhiều nơi trên toàn quốc, thậm chí cả ở những bản làng xa xôi. Có thể nói, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có một bước chuyển vượt bậc khi tỷ lệ thực hiện đã vượt mục tiêu tại Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Trên 95% khách hàng thanh toán tiền điện không tiền mặt

Số lượng khách hàng TTKDTM trong ngành điện đang chuẩn bị tiến tới con số tuyệt đối. Tổng Công ty Điện lực TP HCM cho biết, đến nay tỉ lệ khách hàng không sử dụng tiền mặt để thanh toán tiền điện trên địa bàn thành phố đạt 99,85% về khách hàng, tương ứng với 99,7% giá trị hóa đơn. Tính tổng toàn ngành điện, số liệu 6 tháng đầu năm 2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, tỷ lệ khách hàng của EVN thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 95,59%, cao hơn 0,71% so với năm 2023.

Ở một số địa phương khó khăn về hạ tầng cũng như cơ sở vật chất, tỉ lệ TTKDTM cũng tăng lên theo mỗi tháng. Ví dụ, ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu - một trong những tỉnh được đánh giá là nghèo nhất Việt Nam) cũng đã triển khai hợp tác thanh toán điện tử qua các đối tác thanh toán trung gian, ưu tiên thanh toán tiền điện qua các kênh ngân hàng như Vietinbank, Agribank, LienViet Postbank… và các tổ chức trung gian: Viettel, Payoo, Vnpay, VNPTPay, Momo, Vimo, VNpost, ZaloPay… để triển khai mạnh mẽ tỉ lệ TTKDTM.

Để thực hiện hiệu quả việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, trong thời gian tới, các công ty điện lực ở các vùng sâu, vùng xa đã lên các kế hoạch tích cực phối hợp cùng các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, Vinaphone… để đưa phương thức thanh toán qua Mobile Money đến với khách hàng ở khu vực này, để sớm có thể đạt mục tiêu trên 95% khách hàng TTKDTM vào năm 2025.

Tỉ lệ rút tiền mặt qua ATM giảm rõ rệt

Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) đánh giá, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các sản phẩm dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích, thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng.

Nhiều dịch vụ, phương thức thanh toán mới như xác thực, định danh khách hàng bằng thông tin sinh trắc học thông qua Căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh và xác thực điện tử VNeID; thanh toán một chạm, thanh toán xuyên biên giới bằng mã phản hồi nhanh QR…; Kết nối để thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, viện phí, học phí, giao thông, xăng dầu, đi chợ, gọi xe, mua bán hàng hóa dịch vụ… gắn với xuất hóa đơn điện tử vừa tạo thuận tiện cho khách hàng, rút ngắn thời gian giao dịch, giúp doanh nghiệp quản lý minh bạch tài chính và hỗ trợ công tác quản lý thuế.

Theo Vụ Thanh toán (NHNN), tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng đạt 87,08% (mục tiêu tại Đề án là từ 80% trở lên). Đến nay, cả nước có trên 84 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 50 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động. Thanh toán, chuyển tiền qua Internet, điện thoại di động, QR Code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng... Điều này cho thấy xu hướng rút tiền mặt đã giảm rõ rệt, thay vào đó, người dân đang dịch chuyển sang thanh toán không tiền mặt, thông qua app hoặc quét QR.

Đọc thêm

'Đi trước một bước' trong quy hoạch

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự phát triển nhanh, bền vững, đồng bộ của quốc gia, vùng, địa phương và các ngành, lĩnh vực là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Muốn làm được điều này, trước hết phải bắt đầu từ quy hoạch và quản trị quy hoạch.

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3

Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị hỗ trợ khó khăn do bão số 3
(PLVN) - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Khuyến nông Hà Nội: Bứt phá sau 9 tháng, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra mô hình Khuyến nông trồng trọt sau cơn bão số 3 tại huyện Phúc Thọ.
(PLVN) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã ghi dấu với nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững. Từ việc ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến liên kết tiêu thụ sản phẩm, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp thủ đô.

Để có những doanh nghiệp 'đầu đàn' dẫn dắt nền kinh tế

Cần chính sách dài hơi để có không gian cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển, dẫn dắt nền kinh tế. (Nguồn: TCTC)
(PLVN) - Việt Nam đã đặt vấn đề xây dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng chính sách như thế nào để tạo dựng được những doanh nghiệp dẫn đầu này?

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả

Phát động 2 giải thưởng về sử dụng năng lượng hiệu quả
(PLVN) -  Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong Công nghiệp - Công trình xây dựng năm 2024” và “Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Chuyển đổi xanh trong lĩnh vực công nghiệp khí

PV GAS vận chuyển khí LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp dẫn dắt ngành công nghiệp khí Việt Nam, đang nỗ lực chuyển đổi năng lượng xanh, coi đây là động lực mới để phát triển trong hiện tại và tương lai.

Chung tay kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 24/9, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử (TMĐT) cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD - Dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch
(PLVN) -  Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Honeywell (Hoa Kỳ) vừa trao Thỏa thuận hợp tác trị giá 1,1 tỷ Đô la Mỹ về cung cấp các thiết bị điện tử và dịch vụ kỹ thuật hàng không cho đội tàu bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu của hãng. Sự kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân chuyến thăm và công tác tại Hoa Kỳ.

Đề xuất áp chế tài trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả

Đề nghị điều chỉnh mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. (Ảnh minh họa: TCCT).
(PLVN) - Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gọi tắt là dự thảo). Theo đó, dự thảo sửa đổi quy định về kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; bổ sung bắt buộc tiêu chí sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (NLTK&HQ) với dự án đầu tư từ vốn nhà nước...

Thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản trên biển

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến 2030 diện tích nuôi trồng thủy sản ven biển hơn 2.500 lồng nuôi. (Ảnh: Trọng Tùng)
(PLVN) - Có hơn 130km đường bờ biển cùng nhiều cửa sông, luồng lạch, tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo thuộc TP Quảng Ngãi, TX Đức Phổ, huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Lý Sơn; nuôi cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè, hàu, tôm…