Nguy cơ lạm phát trước áp lực tăng giá điện và dịch vụ y tế

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, do đã kìm hãm 2 năm nay nên nhiều khả năng giá điện sẽ được điều chỉnh trong năm nay. Ảnh minh họa
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, do đã kìm hãm 2 năm nay nên nhiều khả năng giá điện sẽ được điều chỉnh trong năm nay. Ảnh minh họa
(PLO) - Việc xem xét điều chỉnh giá điện, hoàn thành lộ trình tăng phí dịch vụ y tế tại 27 tỉnh, thành còn lại đang đẩy nguy cơ lạm phát năm nay vượt ngưỡng 4% mà Quốc hội đề ra. 

Báo cáo kinh tế vĩ mô của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) mới đưa ra cho thấy, sau giai đoạn tăng giá liên tiếp từ đầu năm 2016, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý I/2017. Tuy nhiên, do khoảng cách giữa lạm phát và lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao khi giá cả nhóm các mặt hàng do Nhà nước quản lý vẫn tăng mạnh đã tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng trở lại.

Lạm phát khó dưới mức 4%

Theo VEPR, giá năng lượng tiếp tục phục hồi cũng tạo áp lực trong việc điều chỉnh giá nhóm hàng này do Nhà nước quản lý. Ngoài ra, giá dịch vụ y tế đã được điều chỉnh tiếp tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tháng 3 đưa mức giá của nhóm hàng này tăng 48,7% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,38 điểm phần trăm vào mức tăng CPI. 

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho hay: Kể từ khi thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, đã có 63 tỉnh/thành thực hiện xong bước 1 (điều chỉnh giá bao gồm chi phí trực tiếp và phụ cáp đặc thù) và 36/63 tỉnh/thành thực hiện xong bước 2 (điều chỉnh giá bao gồm chi phí tiền lương). Các đợt điều chỉnh còn lại sẽ phải thực hiện trong năm nay. 

Theo VEPR, dù có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý I/2017, cơ quan này vẫn cho rằng áp lực lên lạm phát trông nước vẫn còn lớn, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu Quốc hội đặt ra.

“Lạm phát trong những tháng tiếp theo rất khó có thể hạ dưới mức 4% khi nhu cầu về tiêu dùng tăng trở lại, giá cả hàng hóa cơ bản trên thế giới tiếp tục hồi phục và các dịch vụ công vẫn còn cần điều chỉnh theo kế hoạch đã đặt ra. Do vậy, chúng tôi cho rằng cơ quan điều hành vẫn cần phải theo sát diễn biến giá cả trong những quý tiếp theo”- TS. Thành cảnh báo. 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc xem xét điều chỉnh giá điện và hoàn thành tăng phí dịch vụ y tế tại  27 tỉnh, thành còn lại đang đẩy nguy cơ lạm phát năm nay vượt ngưỡng 4% mà Quốc hội đề ra. 

Đã kìm hãm giá điện 2 năm nay

Tại buổi công bố báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam quý I/2017 của VEPR vừa qua, cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhận định trong giá dịch vụ, cái khó nhất ở Việt Nam hiện nay chính là giá điện, bởi nó còn là vấn đề xã hội. Ông Tuyển nói, chúng ta đã kìm hãm giá điện 2 năm nay. Nếu không điều chỉnh giá điện, rất khó để các nhà đầu tư vào làm điện và ảnh hưởng đến cân đối nguồn điện. 

“Nếu không tăng giá điện năm nay mà để lùi sang năm sau thì lạm phát sẽ còn cao hơn. Để đảm bảo hài hoà giữa yếu tố tăng giá điện và lạm phát năm nay, Chính phủ nên hoãn lại lộ trình tăng giá dịch vụ công như dịch vụ y tế”- ông Tuyển nêu quan điểm. 

Đồng tình với quan điểm của ông Tuyển, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ cũng nhận định: Với tình hình hiện tại, dù các phương án giá chưa được đề cập nhưng giá điện sẽ phải điều chỉnh trong năm nay. Do vậy,  việc trì hoãn, kéo dài lộ trình tăng giá dịch vụ y tế để giảm tác động tới lạm phát là hợp lý.

Theo TS. Võ Trí Thành, những khó khăn nội tại về nguồn điện của Việt Nam cũng là lý do cần phải điều chỉnh giá điện. Bởi theo ông, từ nay tới năm 2020, Việt Nam chưa có cửa nào để thay thế điện từ nguồn khai khoáng truyền thống. Điện gió, điện năng lượng mặt trời, điện tái tạo có thể nhúc nhích phát triển hơn nhưng tỷ lệ đóng góp rất thấp. Dự án điện hạt nhân đã tạm dừng. Vì vậy, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng, nhu cầu đời sống thì Việt Nam vẫn phải dựa vào nhiệt điện. Nhưng khi dựa vào nhiệt điện thì sức ép phải tăng giá, bù đắp chi phí là rất lớn, vì thế chuyên gia này khuyến cáo khi tăng giá điện, Chính phủ vẫn cần có phương án trợ giá cho các hộ có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR hiện vẫn còn 27 tỉnh, thành chưa hoàn thành việc tăng giá dịch vụ y tế theo lộ trình. Nếu vì lý do tăng giá điện, trì hoãn giá dịch vụ công sẽ làm khó cho các địa phương và gây ra sự không nhất quán, không ổn định trong chính sách. "Giá dịch vụ công vẫn cần tăng theo lộ trình. Các nhà điều hành chính sách hoàn toàn có thể tính toán lạm phát sẽ bị đẩy lên bao nhiêu và sau đó, mới cân nhắc việc tăng giá điện ra sao cho phù hợp với mục tiêu lạm phát đề ra"- Viện trưởng Thành nêu quan điểm. 

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê chỉ tiêu GDP và lạm phát đều không như mong đợi trong quý I. Theo đó, tăng trưởng GDP đạt thấp chỉ 5,1% và lạm phát đã tăng 4,65% trong quý đầu tiên của năm 2017. Chưa tính toán các tác động của việc tăng giá điện, nhưng dưới tác động của nhiều yếu tố, lạm phát năm nay dự báo sẽ vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể, 2, VEPR dự báo lạm phát sẽ ở mức 4,5%, quý III là 4,2% và quý IV sẽ là 4,3%.

Đọc thêm

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.