Khai thác công trình thủy lợi có sự cố phải đền bù cho dân

Thủy điện Hố Hô xả lũ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống nhân dân
Thủy điện Hố Hô xả lũ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống nhân dân
(PLO) -Thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chính sách quản lý đến nay còn chưa hợp lý, chưa gắn kết trách nhiệm giữa doanh nghiệp thủy lợi với nông dân, giữa người quản lý với người được hưởng lợi từ công trình thủy lợi. 

Lưu ý công trình ở khu vực quốc phòng

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nay đến năm 2030 nhu cầu đầu tư cho thủy lợi khoảng 25 ngàn công trình. Đặc biệt cần có chiến lược quy hoạch, có hành lang pháp lý, chế tài cụ thể với các công trình ở khu vực trọng điểm quốc phòng, an ninh đảm bảo vừa phục vụ thủy lợi dân sinh, kết hợp với xây dựng khu vực phòng thủ. 

ĐB Nguyễn Sỹ Hội (Nghệ An) chia sẻ, cha ông chúng ta cũng đã ý thức việc này rất sớm, ví dụ kênh Vĩnh Tế ở Đồng bằng sông Cửu Long được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX ngoài mục đích phục vụ nông nghiệp còn có vị trí rất quan trọng về quốc phòng. Bằng chứng là sau này trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam rất có giá trị về mặt chiến thuật tác chiến. 

Hiện nay, nước ta đã có nhiều văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động kinh tế gắn với quốc phòng ở tầm vĩ mô như các bến cảng, sân bay, khu kinh tế, khu công nghiệp v.v... Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực về kinh tế dân sinh, công, nông, lâm trường, thủy lợi ở vùng biên giới, vùng ben biển chưa được quan tâm đứng mức. 

Ngoài ra, theo ĐB Phạm Văn Tuân (Thái Bình), việc chú trọng đầu tư xây dựng mới, đầu tư công trình đầu mối mà chưa quan tâm đến đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống dẫn đến thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác công trình thủy lợi. Cùng với đó, chính sách và phương thức quản lý, khai thác công trình thủy lợi còn mang tính nửa thị trường, nửa bao cấp, doanh nghiệp hoạt động chưa công khai, minh bạch. 

Sản xuất của doanh nghiệp theo cơ chế bao cấp không tạo ra động lực để thúc đẩy, phát triển kinh tế, quản lý tài chính theo hình thức cấp phát thanh toán chưa ràng buộc chặt chẽ với cơ chế kiểm tra giám sát. Chính sách miễn giảm thuế thủy lợi, phí cho nông dân theo hình thức gián tiếp không gắn kết trách nhiệm doanh nghiệp với nông dân, với người được hưởng lợi từ công trình thủy lợi. 

Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của dự thảo Luật Thủy Lợi, ĐB Phạm Văn Tuân đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ một số nội dung, quy định về điều kiện, năng lực của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi, về thẩm quyền quyết định việc chuyển giao công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác công trình thủy lợi. Điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn đơn vị khai thác dịch vụ thủy lợi..

Chuyển từ phục vụ sang dịch vụ

Đó là quan điểm được nhiều ĐBQH tán thành khi thảo luận về dự án Luật Thủy lợi tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV vừa qua bởi quy định chuyển đổi cơ chế từ thu thủy lợi phí sang giá dịch vụ thủy lợi sẽ bảo đảm hiệu quả khai thác, sử dụng, giảm gánh nặng bao cấp từ ngân sách nhà nước, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và nền kinh tế thị trường, làm thay đổi nhận thức của xã hội, người dân... 

Đưa ra dẫn chứng về hiệu suất sản xuất nông nghiệp ở một số nước, ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đưa ra dẫn chứng hiện nay tổng chi phí cho nông nghiệp của nông dân Việt Nam rất cao: 27 USD/tấn trong khi Thái Lan chỉ có 12 USD/tấn. Nghĩa là ở ta cao gấp 2,5 lần so với Thái Lan. 

Tuy nhiên theo ĐB Thạch Phước Bình cũng cho rằng, quy định giá dịch vụ thủy lợi với sản xuất nông nghiệp sẽ mâu thuẫn với chủ trương, chính sách giảm, miễn thuế đất nông nghiệp nên dự thảo Luật cần làm rõ, nếu đã tính đến giá dịch vụ thủy lợi thì người dân có quyền chọn cây trồng gì hay không. Bởi điều này liên quan đến việc mua nước, sử dụng nước. 

Với những công trình thủy lợi do người dân đóng góp kinh phí xây dựng thì họ có phải trả giá dịch vụ thủy lợi hay không, hoặc có được hoàn lại chi phí đã bỏ ra không? Trách nhiệm cơ quan làm dịch vụ thủy lợi khi có hạn hán, lũ lụt như thế nào? Trách nhiệm bồi thường... 

ĐB Phạm Văn Tuân còn lưu ý, đây là quy định mới, chính sách mới, ảnh hưởng nhiều đến nhân dân. Trong khi đó, Quốc hội vừa ban hành nghị quyết miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Do đó, cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ về tính khả thi của các chính sách, lộ trình áp dụng giá dịch vụ thủy lợi, cần có quy định phân loại khi áp dụng giá dịch vụ thủy lợi để chuyển biến tư tưởng về thủy lợi từ phục vụ sang dịch vụ. 

Để tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy và gây khó khăn cho người dân khi chịu ảnh hưởng của công trình thủy lợi, ĐB Cao Thị Giang (Quảng Bình) đề nghị quy định rõ thêm về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra sự cố gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe, đời sống của nhân dân, trách nhiệm đền bù khi có sự cố xảy ra. 

Đồng thời bổ sung quy định việc phê duyệt và thẩm định quy hoạch phải lấy ý kiến các nhà khoa học và ý kiến người dân theo hướng công khai dân chủ, tạo niềm tin và sự đồng thuận khi triển khai thực hiện các dự án thủy lợi. 

Đặc biệt, nhiều ĐBQH quan tâm đến trách nhiệm của người trực tiếp khai thác thủy lợi. Theo ĐB Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên), dự thảo Luật không quy định trách nhiệm của người trực tiếp khai thác thủy lợi đền bù cho các tổ chức và cá nhân khi không thực hiện đúng dịch vụ trong hợp đồng này mà chỉ quy định tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng dịch vụ thủy phải đóng tiền, góp công, góp sức để phục vụ cho công trình thủy lợi là không công bằng giữa người cung cấp dịch vụ và người hưởng dịch vụ. 

Nhiều ĐB cho rằng, cần phải quy định tổ chức, cá nhân khi trực tiếp khai thác phải có trách nhiệm đền bù cho các tổ chức và cá nhân hưởng dịch vụ đó, nếu như không thực hiện đúng hợp đồng, mùa hạn không cung cấp được nước tưới thì phải đền bù, mùa lũ mà lũ làm thiệt hại vùng hạ du thì cũng phải tham gia đền bù.

Phải đền bù nếu lũ làm thiệt hại vùng hạ du

Một số ĐB cũng đồng tình với đề nghị mô hình đầu tư xây dựng khai thác công trình thủy lợi theo hướng đầu tư công, quản trị tư; đầu tư tư - quản trị công được đưa ra trong dự thảo. 

Theo đó, Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi thiết yếu và giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý, khai thác các công trình thủy lợi để nâng cao trách nhiệm của chủ quản lý công trình thủy lợi với chủ quản lý khai thác công trình thủy lợi khác. 

Để tách bạch chức năng quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp, một số ĐBQH đề nghị quy định rõ, cụ thể hơn về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân được lựa chọn khai thác công trình thủy lợi. Loại hình, quy mô công trình thủy lợi được giao cho doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân quản lý, khai thác. 

Đọc thêm

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.