Chuyển đổi số để doanh nghiệp không bị “thua ngay trên sân nhà”

Bấm nút khởi động chương trình Hỗ trợ DN CĐS
Bấm nút khởi động chương trình Hỗ trợ DN CĐS
(PLVN) - Phát biểu tại lễ công bố Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025” ngày hôm nay - 3/12,  Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, chưa bao giờ yêu cầu về đổi mới sáng tạo, về chuyển đổi số lại trở nên cấp thiết hơn như lúc này. Theo Bộ trưởng, đây là cách để DN không bị tụt hậu và “thua ngay trên sân nhà”…

Chương trình do Bộ KH&ĐT và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam phối hợp tổ chức thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME)

300 đại biểu của các Bộ, ngành, cơ quan TW, các tổ chức quốc tế, hiệp hội, DB và các cơ quan thông tấn báo chí đã tham dự sự kiện này
 300 đại biểu của các Bộ, ngành, cơ quan TW, các tổ chức quốc tế, hiệp hội, DB và các cơ quan thông tấn báo chí đã tham dự sự kiện này

Covid-19- Chất xúc tác chuyển đổi số

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Đại dịch Covid-19 đã và đang thay đổi cuộc sống, thói quen của con người. Chúng ta không thể biết được khi nào đại dịch Covid 19 kết thúc, nhưng chúng ta biết chắc chắn một điều là phải thay đổi!”

Theo Bộ trưởng, những sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, gây ra những khó khăn, thách thức chưa từng có, đồng thời làm xuất hiện xu hướng tiêu dùng mới, các mô hình kinh doanh mới, buộc các doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực thay đổi và thích ứng. 

 “Chính vì vậy, nếu DN chúng ta không được chuẩn bị đầy đủ và chủ động tận dụng các cơ hội thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu và thua ngay trên chính sân nhà. Có thể nói, chưa bao giờ yêu cầu về đổi mới sáng tạo, về chuyển đổi số (CĐS) lại trở nên cấp thiết hơn như lúc này!” - Bộ trưởng khẳng định.

Giám đốc USAID tại Việt Nam, bà Ann Marie Yastishock cũng cho rằng, mặc dù đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta, với một tiền lệ chưa từng có, tác động đến mọi ngành công nghệp và cản trở quá trình phát triển của DN, nhưng Covid-19 là chất xúc tác vô cùng đặc biệt để có sự thay đổi cũng như thúc đẩy quá trình CĐS. 

“Thông qua việc số hóa cũng như tự động hóa hoạt động của mình, các DN sẽ tăng cường giá trị đem đến cho khách hàng cũng như sẽ có đủ năng lực và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong bôi cảnh hậu Covid-19, CĐS là chìa khóa giúp DN cạnh tranh và phát triển bền vững!’- Đại diện USAID tại Việt Nam nhấn mạnh.

100 doanh nghiệp sản xuất, chế biến được hỗ trợ thành công điển hình

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện khái niệm “CĐS trong DN” được nhắc đến rất nhiều nhưng có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau. Chương trình hỗ trợ DN CĐS sẽ tiếp cận CĐS trong DN là giải pháp tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý nhằm nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho DN. 

“Từ cách tiếp cận này và với sự thấu hiểu, đồng hành cùng DN trong suốt những năm qua, Bộ KH&ĐT và USAID tại Việt Nam đã đặt ra mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ DN chuyển đổi về nhận thức, tầm nhìn và chiến lược; hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra lợi thế mới; hỗ trợ phát triển hệ sinh thái CĐS, số hóa quy trình sản xuất, quy trình công nghệ...”- Bộ trưởng cho biết.

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ KH&ĐT, Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có 100% DN được nâng cao nhận thứcvề CĐS ; Tối thiểu 100.000 DN được nhận các hỗ trợ từ Chương trình như sử dụng công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng CĐS, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, kết nối các giải pháp; Tối thiểu 100 DN được hỗ trợ là các thành công điển hình trong CĐS (hướng tới các DN sản xuất, chế biến)

Đặc biệt, để đạt được mục tiêu đó, chương trình sẽ thiết lập Mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy CĐS. Đây là các chuyên gia và các đối tác trong và ngoài nước, được kết nối với mạng lưới chuyên gia trên thế giới. “Thông tin các chuyên gia CĐS sẽ được công bố trên nền tảng số của Chương trình để kết nối với các DN có nhu cầu CĐS…”- Ông Hùng cho hay.

Về mục tiêu hỗ trợ tối thiểu 100 DN là thành công điển hình về CĐS. Đại diện Cục Phát triển DN cho biết, DN được hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, chế biến chế tạo, nông nghiệp…Chương trình cung cấp hỗ trợ kỹ thuật từ “going digital” đến “being digital” trong giai đoạn 5 năm. DN có thể đăng ký tham gia Chương trình CĐS thông qua website của Chương trình  (http://digital.business.gov.vn). Chương trình sẽ tổng hợp, sàng lọc và cập nhật thông tin về cách DN được lựa chọn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong quá trình triển khai cụ thể, bên cạnh nguồn lực hỗ trợ ban đầu từ USAID, Bộ KH&ĐT sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn lực bổ sung, kể cả nguồn lực từ ngân sách, đồng thời thực hiện xã hội hội hóa cách làm để làm sao có thể hỗ trợ được tối đa và có thể tiếp cận được với toàn bộ cộng đồng DN trên cả nước.

« Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu trên vì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dân sử dụng internet, điện thoại di động thông minh cao trên thế giới. Hạ tầng kết nối của Việt Nam tương đối tốt, internet hầu như đã phổ biến. Đặc biệt, chúng ta có lực lượng giới trẻ đông đảo, tiếp cận nhanh với công nghệ, có đội ngũ DN công nghệ ngày càng phát triển. Đây là lợi thế, là cơ hội của Việt Nam để CĐS thành công…”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng.

Công khai thông tin liên hệ để được hỗ trợ.
 Công khai thông tin liên hệ để được hỗ trợ.

Đọc thêm

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..