Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước

Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông  Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội thảo.
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội thảo với chủ đề “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam - Yếu tố then chốt trong Chuyển đổi số quốc gia” được tổ chức trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 diễn ra tại Hà Nội sáng nay (2/12).

Sự kiện do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông  (Bộ TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Sứ mệnh của an toàn anh ninh mạng (ATANM) Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Trách nhiệm này đặt trên vai các doanh nghiệp ATANM. Muốn làm tốt việc này, chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM. Chúng ta phải xây dựng được một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh."

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hiện, toàn ngành làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm ATANM phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước; dự kiến đến đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100%. Đây là điều rất ít nước trên thế giới làm được và đó là niềm tự hào của Việt Nam, trong đó có vai trò của Hiệp hội và các doanh nghiệp ATANM Việt Nam.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng, chủ tịch VNISA, nguyên thứ trưởng Bộ TT&TT, cũng khẳng định: “Năng lực bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) của đất nước được dựa trên một nền tảng hết sức quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái ATTT do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Qua phần trình bày và tọa đàm tại hội thảo, các doanh nghiệp Việt Nam truyền đi thông điệp: sản phẩm, dịch vụ giải pháp Make in Vietnam sẵn sàng bảo đảm ATANM cho chuyển đổi số quốc gia”.

“Thời gian sắp tới, để tiếp tục nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, Hiệp hội ATTT Việt Nam sẽ liên kết các doanh nghiệp ATTT để đưa ra những cam kết đối với xã hội về các dịch vụ an toàn mạng cơ bản có chất lượng tốt, miễn phí theo chính sách có giá cả dễ chấp nhận và linh hoạt, dễ tiếp cận nhờ sử dụng mô hình dịch vụ Security-as-a-Service (SaaS) trên nền tảng điện toán đám mây. Tiến tới phổ cập các dịch vụ này”, ông Hưng chia sẻ.

Sự kiện đáng chú ý trong phiên toàn thể của hội nghị sáng nay là Cục ATTT đã công bố 5 nền tảng điện toán đám mây do 5 doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử, gồm: Viettel (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội), VNPT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam), VNG (Công ty cổ phần VNG), CMC (Công ty cổ phần CMC), VCCorp (Công ty cổ phần VCCorp).

Đại diện cho các doanh nghiệp cung cấp nền tảng điện toán mây, ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc VNG Cloud chia sẻ: "Khi các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, phần lớn sẽ gặp vấn đề trong việc lựa chọn các dịch vụ đám mây đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về công nghệ hiện đại và tuân thủ an toàn thông tin mạng cũng như Luật An ninh mạng của Việt Nam.

Việc các nhà cung cấp được trao chứng nhận làm chủ, đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin mạng là một trong những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu cấp thiết trên. Đồng thời, chứng tỏ năng lực của các nhà cung cấp điện toán đám mây nội địa, sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp, đồng hành trong quá trình chuyển đổi số quốc gia."

Cũng trong sáng nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 3 sinh viên đoạt giải Nhất, Nhì (hai giải) cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...