Kinh tế Việt Nam 2016: “Mong manh” trước những biến động

Kinh tế Việt Nam 2016: “Mong manh” trước những biến động
(PLO) - Đó là cảnh báo của nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) tại Hội nghị công bố “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2016: Thiết lập nền tảng mới cho sự phát triển” diễn ra hôm qua (10/5).

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%

TS Nguyễn Đức Thành – chủ biên Báo cáo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho biết, dự báo năm 2016, nguy cơ đáng chú ý là lạm phát trở lại sau thời gian dài ổn định, thị trường ngoại hối còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro ngoại sinh… nên tỷ lệ lạm phát chung sẽ ở mức 5%, thậm chí có thể vượt quá 5% do biến động của thị trường thế giới, biến đổi khí hậu, khả năng kiểm soát cung tiền của Ngân hàng Nhà nước và biến động của tổng cầu. 

Đáng chú ý, nhóm chuyên gia đưa ra dự báo, tăng trưởng kinh tế cả năm 2016 sẽ ở mức 6% cho kịch bản thấp, và dưới 6,5% ngay cả trong trường hợp có nhiều thuận lợi. “Mục tiêu tăng trường 6,7% cho năm 2016 do Quốc hội đề ra nhiều khả năng không thể đạt được”, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam nhận định. 

Trong trường hợp có những nỗ lực cải cách đội phá của Chính phủ mới, mang lại hiệu ứng kích thích mạnh mẽ tâm lý người tiêu dùng và tạo niềm tin cho nhà đầu tư (cả trong khu vực tư nhân lẫn nước ngoài) thì tăng trưởng mới có thể đạt trên 6,5% và hướng tới mục tiêu của Quốc hội. “Chúng tôi vẫn đánh gíá trong năm 2016, khả năng này là thấp”, TS Thành chốt lại nghiên cứu.

Khi kinh tế đã hồi phục, các chuyên gia khuyến nghị các chính sách trong ngắn hạn cần quay lại mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Trong trung và dài hạn, các chính sách cần hướng tới nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế gồm cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách dứt điểm khu vực doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa để tránh lãng phí nguồn lực, nâng cao trình độ lực lượng lao động tương ứng cho sự chuyển dịch mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.

Đồng thời, củng cố khả năng tạo lập chính sách, trong đó thiết lập Hội đồng cạnh tranh quốc gia, chú trọng đến hệ thống quản trị quốc gia, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng và chú trọng cải cách thị trường cung ứng dịch vụ công, tăng tính kiểm soát của người dân để sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội, cắt giảm bội chi ngân sách. 

Không thể quên môi trường và chống tham nhũng 

Với các chuyên gia kinh tế, còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu để xây dựng nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam năm 2016 và những năm tiếp theo. 

Theo TS.Lê Đăng Doanh, đó là ảnh hưởng của bối cảnh biển Đông, việc Việt Nam không còn tự chọn tốc độ cải cách khi tình hình hội nhập đã bước sang bước ngoặt với TPP, EVFTA, Hiệp định hợp tác toàn diện ASEAN+ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand… 

Đặc biệt các chuyên gia nhấn mạnh đến tác động của yếu tố môi trường trong sự phát triển. TS.Lê Đăng Doanh cho rằng, môi trường là vấn đề “sinh tử” của xã hội và nền kinh tế Việt Nam vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, nhất là nông nghiệp, ngân sách, du lịch… 

TS.Nguyễn Minh Phong cũng quan tâm đến “nền tảng về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường” đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. 

Theo ông, thiếu giám sát phát thải từ các khu công nghiệp về môi trường; năng lực công nghệ để đánh giá các nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển kém; quy trình xử lý thảm họa quốc gia không có… là những yếu tố làm cho môi trường trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển.

Bên cạnh đó, TS.Nguyễn Minh Phong còn nhấn mạnh đến việc thiếu quy trình liên quan đến thể chế chống tham nhũng, bắt lỗi cán bộ “ở giữa” quy trình thực hiện chính sách. “Khi ở đầu (ban hành chính sách) tốt nhưng cán bộ ở giữa không thực hiện thì cũng không thể đến doanh nghiệp, người dân” – TS.Nguyễn Minh Phong phản ánh./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.