'Kiên quyết không chấp nhận các dự án gây ô nhiễm môi trường'

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
(PLO) - Thông điệp này của Quốc hội đã được truyền tải trong bản Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2017 – được trình bày trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Thực hiện phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế thay mặt các cơ quan của Quốc hội đã trình bày báo cáo thẩm tra, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2017.

Theo báo cáo thẩm tra, bên cạnh những kết quả đạt được kinh tế-xã hội vẫn đang gặp không ít khó khăn, thách thức lớn, doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể còn cao, đời sống người dân còn khó khăn, ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều nơi nhưng khắc phục và cải thiện còn chậm, mất an toàn thực phẩm còn phổ biến gây bức xúc xã hội; trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực, địa bàn diễn biến phức tạp. 

Để sớm khắc phục những tồn tại này, Ủy ban Kinh tế đề nghị báo cáo của Chính phủ cần phân tích, đánh giá cụ thể hơn về một số vấn đề như sau:

Tăng trưởng kinh tế cả năm 2016 đạt 6,21% thấp hơn so với kế hoạch đề ra, thấp hơn số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 ước đạt 6,3-6,5% và cũng thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế tại Kỳ họp thứ 2 cũng cho rằng, các yếu tố tác động để tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao hơn là chưa chắc chắn và chưa được định lượng cụ thể và rất khó đạt được mức tăng 6,3-6,5% như Chính phủ báo cáo trước Quốc hội. Theo báo cáo, nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch đề ra, đó là: Sản xuất công nghiệp thấp hơn 2 năm trở lại đây và Các yếu tố về môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu. Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa và mang tính căn bản khiến cho GDP đạt thấp là do cơ cấu kinh tế chưa có chuyển biến mạnh, thiếu liên kết và thực lực doanh nghiệp trong nước yếu, chưa đủ sức cạnh tranh. Mặc dù Chính phủ, các cấp, ngành có các hành động cụ thể, quyết liệt theo tinh thần “kiến tạo” và phục vụ doanh nghiệp nhưng chưa xác định rõ định hướng trọng tâm trong điều kiện nguồn lực có hạn. Có ý kiến băn khoăn và đề nghị làm rõ tính xác thực của các số liệu khi hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đều đạt trong khi đó chỉ tiêu GDP lại đạt thấp. 

UBKT Quốc hội cũng nhìn nhận: Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 9%, tuy cao hơn so với số báo cáo tại Kỳ họp thứ 2 (ước tăng khoảng 6-7%) nhưng vẫn thấp hơn theo Nghị quyết của Quốc hội (tăng khoảng 10%). Có ý kiến cho rằng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn thấp, phụ thuộc vào FDI, xuất khẩu chưa tận dụng được các cơ hội mở cửa thị trường từ Cộng đồng kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực. 

Năm 2016 đã có 56 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa, đây là con số rất thấp so với trung bình 118 doanh nghiệp được cổ phần hóa mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015. Có ý kiến đề nghị cần thực hiện quyết liệt hơn nữa Đề án tái cơ cấu DNNN thông qua đẩy mạnh cổ phần hóa để sớm giải phóng nguồn lực của DNNN, nâng cao thực chất quản trị doanh nghiệp thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.

Nhắc lại  bài học từ sự cố môi trường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra tại 4 tỉnh miền Trung, báo cáo thẩm tra nhận định sự cố này đã  những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài, đặt ra cho các cơ quan chức năng, các địa phương cần đặc biệt lưu ý tiêu chí bảo vệ môi trường trong lựa chọn các dự án đầu tư, kiên quyết không đánh đổi, cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường.

Liên quan đến vấn đề khí hậu, báo cáo nhận định: tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hiện tượng thiên tai khó lường dẫn đến thiệt hại nặng nề về người và sản xuất nông, lâm và thủy sản. Theo ước tính tổng thiệt hại toàn ngành do thiên tai trong năm 2016 lên đến 38.981 tỷ đồng (tương đương hơn 1,7 tỷ USD) - đây là con số cao nhất từ trước tới nay. Nhiều ý kiến đề nghị cần có đánh giá kỹ, toàn diện để chủ động có giải pháp kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là các giải pháp về nguồn lực.  

Về năng suất lao động xã hội, UBKT nhận định năm 2016 ước đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương 3.853 USD/lao động) tăng 5,3% so với năm 2015 (3.660 USD/lao động) cho thấy tiếp tục có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước ASEAN. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu và chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm tỷ lệ cao (41,9%) là khu vực có năng suất lao động thấp. 

Đọc thêm

Mô hình TOD - giải pháp tổng thể để phát triển Thủ đô hiện đại

Ông Lê Trung Hiếu (thứ 2 từ trái sang) tại Toạ đàm Sửa Luật Thủ đô Tạo sức bật cho Thủ đô phát triển.
(PLVN) -Tại Tọa đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật cho Thủ đô phát triển” được tổ chức mới đây, ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng, phải tạo cho mô hình TOD (phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng) một hành lang pháp lý phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế từ mô hình này để tái thiết và phát triển đô thị.

Trung Quốc sẽ thúc đẩy mở cửa thị trường cho nông sản Việt

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc vượt mức kỳ vọng. (Ảnh minh họa).
(PLVN) -Tại Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban Hỗn hợp kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc vừa diễn ra ở Hà Nội, một loạt các đề nghị từ phía Việt Nam đã được Bộ Thương mại Trung Quốc ủng hộ, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục điều phối, thúc đẩy Hải quan Trung Quốc mở cửa thị trường đối với nông sản Việt Nam.

11 tập thể và 18 cá nhân ngành Thuế được khen về thành tích trong nghiên cứu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý

Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành trao Giấy khen Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế biểu dương 11 tập thể
(PLVN) - Chiều ngày 27/11, trong chuyến công tác tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành đến dự Hội nghị giới thiệu 19 công cụ, ứng dụng do Cục Thuế xây dựng và phát triển để lựa chọn công cụ, ứng dụng triển khai mở rộng trên toàn quốc và trao Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý của ngành Thuế.

Điều tiết sao cho hợp lý?

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong tháng 9/2023, người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng hơn 15.900 tỷ đồng. Mức tăng theo tháng này cao hơn so với cùng kỳ 3 năm trước. Còn so với thời điểm đầu năm, tiền gửi của cá nhân tăng 9,95%, là mức tăng cao nhất kể từ 2018.

Hà Nam: Đề nghị tạm hoãn xuất cảnh nhiều giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Trường Đại học Hà Hoa Tiên có số nợ thuế lớn nhất là 46,7 tỷ đồng
(PLVN) -  Các Chi cục thuế khu vực thuộc Cục Thuế Hà Nam vừa gửi một loạt công văn đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, đề nghị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với các cá nhân là chủ doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh (HKD) chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước (NSNN).

Gỡ khó xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc

Nuôi tôm hùm bông ở Khánh Hoà. (Ảnh: Xuân Hoát - VOV)
(PLVN) -9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu (XK) tôm hùm sang Trung Quốc đạt hơn 95 triệu USD (giảm hơn 46% so với cùng kỳ 2022). Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường chủ lực khi chiếm 98 - 99% kim ngạch XK tôm hùm.

Cơ hội nào để Việt Nam bắt kịp sản xuất xanh?

Sản xuất thiết bị điện tử của Việt Nam được đánh giá có nhiều lợi thế bắt kịp yêu cầu xanh của EU. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Giữ được thị trường xuất khẩu (XK) truyền thống trong điều kiện yêu cầu về phát triển xanh, tăng trưởng xanh, sản xuất xanh ngày càng tăng là thách thức lớn với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang được đánh giá “có cơ hội” để bắt kịp thách thức lớn này.

6 đề xuất đột phá cho Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. (Ảnh VGP)
(PLVN) - Để phát huy những tiềm năng, lợi thế vượt trội của Vùng Đông Nam Bộ, trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu của cả nước; là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là đô thị đặc biệt TP Hồ Chí Minh, Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải được nhận diện có tính mới, đột phá…