Kích hoạt học trực tuyến: Không xáo trộn học và thi

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố đã cho học sinh tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy học trực tuyến.

Tạm dừng đến trường, không dừng học

Kết thúc buổi đầu trở lại trường sau kỳ nghỉ lễ của học sinh THCS và THPT, tối 3/5, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Lê Hồng Chung cho biết, từ ngày 4/5, toàn bộ học sinh các cấp từ mầm non đến THPT của thành phố sẽ tạm dừng đến trường đến khi có thông báo mới. Theo ông Chung, tạm dừng đến trường, thầy trò sẽ chuyển sang dạy và học trực tuyến. Trước đó, Hà Nội yêu cầu các trường chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để dạy học trực tuyến khi cần thiết nên không gặp bất ngờ hay khó khăn.

Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch bệnh, các trường tổ chức dạy học trực tuyến qua internet. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học. Các đơn vị, trường học tổ chức dạy học trong học kỳ II và ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình học sinh không đến trường để phòng chống dịch, bệnh Covid-19.

Ngay sau khi nhận được thông báo trên của Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường học trên địa bàn TP đã khẩn trương gửi đến phụ huynh thông báo, thời khóa biểu, tài khoản, mật khẩu của học sinh để triển khai việc học trực tuyến bắt đầu từ sáng 4/5.

Từ cách đây 2 tuần, ngành Giáo dục quận Ba Đình đã tổ chức dạy học trực tuyến ôn tập các môn Toán, Văn, Tiếng Anh, Lịch sử cho học sinh lớp 9 theo lịch cố định vào các buổi tối cũng như ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần. Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết: “Từ  ngày 4/5, các trường tuỳ theo điều kiện cụ thể, sẽ dạy trực tuyến các môn học theo chương trình nhà trường. Việc dạy học đảm bảo theo kế hoạch năm học, vừa dạy, vừa ôn tập để các em sẵn sàng cho các bài kiểm tra cuối kỳ khi quay trở lại trường học trên cơ sở an toàn tuyệt đối trong công tác phòng, chống dịch Covid-19”.

Với học sinh lớp 9 và lớp 12, nội dung ôn tập thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT tiếp tục được giáo viên tăng cường, các em vừa được củng cố kiến thức, vừa làm các dạng đề thi để vững kiến thức, đồng thời nắm bắt được kỹ năng làm bài. Giáo viên cũng động viên các em ổn định tâm lý để ôn tập tốt nhất, không bị xáo trộn bởi tình hình dịch bệnh.

Hiện một số trường như THPT Phan Đình Phùng đã hoàn thành thi học kỳ II trước kỳ nghỉ lễ vừa qua nên việc kích hoạt học trực tuyến khá nhẹ nhàng với thầy trò.

Chưa cần thiết lùi thời gian năm học

Về việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh trong điều kiện dịch bệnh, theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT, khung kế hoạch năm học 2020-2021 cho các bậc giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên do Bộ GD&ĐT ban hành, các cơ sở giáo dục sẽ hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2021, kết thúc năm học trước ngày 31/5/2021.

Điều 6 Thông tư 09 cũng quy định việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học trực tuyến được thực hiện theo quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên của Bộ GD&ĐT. Còn kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ.

Tuy nhiên, Thông tư cũng quy định, trong trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ GD&ĐT, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.

Đồng thời, trong thời gian học sinh không đến trường để phòng, chống dịch Covid-19, việc học tại các địa phương không bị gián đoạn, các hoạt động dạy học trực tuyến vẫn được duy trì, do vậy thời gian kết thúc năm học chưa cần điều chỉnh. Vì vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đối với các kỳ thi chuyển cấp như thi vào lớp 10, việc quy định về hình thức thi, địa điểm, thời gian thi,… sẽ do sự chủ động quyết định theo tình hình thực tế tại các địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.