Khuyến cáo đảm bảo an toàn về điện cho người dân trong bão số 3

Kịp thời đưa ra những khuyến cáo cho người dân trong mùa mưa bão
Kịp thời đưa ra những khuyến cáo cho người dân trong mùa mưa bão
(PLVN) - Nhiều chỉ đạo được lãnh đạo ngành Điện đưa ra nhằm đảm bảo an toàn điện trong đợt ứng phó với bão số 3. Đồng thời, ngành điện cũng khuyến cáo để người dân không gặp sự cố trong bão...

Đảm bảo khắc phục nhanh mọi sự cố do thiên tai

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cơn bão số 3 (Wipha) dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình. Do ảnh hưởng của bão số 3, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng từ sáng nay, 2/8, có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10-11; các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hóa từ trưa ngày 2/8 có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9-10.

Đồng thời, từ đêm ngày 1/8 đến ngày 4/8, ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa 200-400mm/đợt). Khu vực Hà Nội có mưa từ chiều 1/8 và đến đêm ngày 2/8 có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm), từ chiều mai có gió mạnh dần lên cấp 5, giật cấp 6-7.

Trước tình hình này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Công điện số 3990/EVN-AT, trong đó yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai phương án để ứng phó với cơn bão số 3, xử lý kịp thời các tình huống, đảm bảo an toàn cung cấp điện, an toàn cho người, thiết bị, công trình, chuẩn bị đầy đủ người, phương tiện để sẵn sàng khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai gây ra.

Theo đó, các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó và xử lý ảnh hưởng của cơn bão số 3. Đặc biệt lưu ý là việc kiểm tra công trình, hồ, đập, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thủy văn, mưa lũ, lượng nước về hồ, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ, báo cáo và thông báo kịp thời, đúng quy định cho các địa phương và cơ quan liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa, vùng hạ du.

Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cũng đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cung cấp điện cho Thủ đô Hà Nội.

Cụ thể, EVNHANOI chỉ đạo, toàn bộ các Công ty Điện lực thống kê các trạm bơm tiêu ngập úng, kiểm tra củng cố các đường dây, trạm biến áp cấp điện cho các trạm bơm tiêu, đảm bảo công suất, nguồn dự phòng để các trạm bơm tiêu ngập úng sẵn sàng vận hành; Thống kê các khu vực vùng thấp trũng, khi bão lụt có thể xảy ra úng ngập các thiết bị điện hoặc gây sạt lở móng cột, có các biện pháp khắc phục ngay đồng thời có phương thức sa thải kịp thời đảm bảo an toàn điện cho nhân dân.

Đồng thời kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng hệ thống lưới điện, kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất; Công ty Lưới điện cao thế tăng cường kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Tổ chức kiểm tra và phát quang cắt tỉa cây xanh nằm trong hành lang, đảm bảo khoảng cách theo quy định vận hành. Kiểm tra chống úng, ngập nước tại hầm cáp, mương cáp, thiết bị của các trạm 110kV…

10 điều cần tránh trong mưa bão

Những khuyến cáo người dân trong mùa mưa bão
Những khuyến cáo người dân trong mùa mưa bão

EVN và EVNHANOI cũng đều đưa ra những khuyến cáo với người dân để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng của mưa bão. Theo đó, EVN khuyến cáo khi mưa bão, ngập lụt, người dân cần những lưu ý những vấn đề sau: 

1. Không đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp. 

2. Không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng công tơ, thùng cầu dao… 

3. Không lên sân thượng, mái nhà nơi có đường dây điện đi qua. 

4. Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời. 

5. Nên ngắt nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ngập hoặc bị mưa, gió tạt làm ướt sàn. 

6. Nên bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp. 

7. Nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi mưa to, gió lớn. 

8. Tuyệt đối không sử dụng công trình điện (trụ điện, tủ điện, trạm điện...) để định vị các phương tiện, vật dụng, công trình dân sinh (mái che mưa, căng dây lều bạt, làm hàng quán…) hoặc neo đậu ghe thuyền. 

9. Nên tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết; lập rào chắn khi phát hiện cột điện ngã đổ, dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ... và thông báo ngay cho các số điện thoại tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện 24/7 (theo khu vực) để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

10. Khi phát hiện thấy có người bị điện giật, cần khẩn trương tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: Dùng gậy tre hoặc gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Đứng trên bàn (bằng gỗ) túm quần áo khô của nạn nhân để kéo ra khỏi nguồn điện hoặc dùng dao búa có cán gỗ, chặt đứt dây điện. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi chưa tách nguồn điện. Tránh xa dây điện bị đứt rơi xuống đất và nhanh chóng cứu chữa người bị nạn đồng thời gọi điện thoại cấp cứu 115.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.