Khu Kinh tế Dung Quất: Dự án bến chuyên dùng gặp khó vì một văn bản

Dự  án cảng chung Khu kinh tế Dung Quất đang bị ảnh hưởng tiến độ
Dự án cảng chung Khu kinh tế Dung Quất đang bị ảnh hưởng tiến độ
(PLO) - Là một phần quan trọng của Khu Kinh tế Dung Quất và dù tiến độ đã hoàn thành 95%, nhưng Dự án bến chuyên dùng đang bị đình trệ vì vướng một văn bản…

Đang hồ hởi thực hiện dự án

Theo mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Ngãi, đến năm 2020 Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất sẽ thu hút từ 2,5 - 3,5 tỷ USD; tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ đạt từ 3-4%/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 31.500 tỷ đồng; hàng hóa thông qua cảng đạt khoảng 18 triệu tấn/năm; giải quyết công ăn việc làm trên địa bàn khoảng 35.000 lao động; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 600- 800 triệu USD. 

Để đạt được điều đó, tỉnh phải huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng cảng biển. Ngoài việc đầu tư của Nhà nước rất cần sự đầu tư của khối kinh tế tư nhân nhằm đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển KKT theo hướng hiện đại. Vì mục tiêu chung này, Cty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi (Dung Quất) đề xuất với bộ, ngành Trung ương và địa phương xây dựng cảng tổng hợp chuyên dùng phục vụ chung KKT Dung Quất. Công trình gồm 2 bến cập tàu cho tàu có tải trọng từ 30.000DWT - 50.000DWT, vũng quay tàu cảng Hào Hưng có đường kính 420m; kinh phí thực hiện khoảng 123 tỷ đồng. Khi cảng hình thành, Cty Hào Hưng sẽ phối hợp với Cty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Vina khai thác, quản lý tuyến luồng.

Việc xây dựng bến số 1 và số 2 đòi hỏi phải nạo vét khu vực trước bến có chiều rộng 175 m và vũng quay tàu với đường kính 320m, độ cao thiết kế -12,4 m.  Cty được UBND tỉnh cho phép được nạo vét để san lấp mặt bằng làm cảng. Đến nay, diện tích san lấp mặt bằng đạt khoảng 95% (khoảng 715.000m3 cát). 

Ông Lê Văn Lý, Phó Giám đốc Cty Hào Hưng Quảng Ngãi tính toán, tổng khối lượng cát cần nạo vét cho cả 2 giai đoạn khoảng 4.090.000m3, trừ 715.000m3 đã san lấp, còn 3.375.000m3 chưa được nạo vét theo chuẩn thiết kế. Nhằm giải quyết bài toán dư thừa cát, đồng thời tránh lãng phí tài nguyên, ngày 28/6, UBND tỉnh Quảng Ngãi có Công văn số 3868 do Chủ tịch UBND tỉnh ký đồng ý cho Cty được bán trong nước phần vật liệu nạo vét sau khi phục vụ san lấp mặt bằng còn thừa.

Kêu cứu vì đột nhiên bị dừng 

Tuy nhiên, đến nay theo ông Lý việc đưa vào khai trương bến số 1 vào tháng 8/2017 sẽ không theo đúng kế hoạch và tiến độ thi công cảng thứ 2 đang gặp khó khăn.

Ông Lý cho biết, ngày 26/6, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi không làm thủ tục cho 2 sà lan của Cty Hào Hưng chở cát nhiễm mặn xuất bán.  Đơn vị này dẫn Công văn số 161 của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc chống hoạt động vi phạm trong khai thác cát, sỏi và cho rằng Cty Hào Hưng có vi phạm. Vì thế, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ngãi đã có Công văn số 943 (ngày 3/7/2017), tham mưu tạm dừng việc xuất bán cát nhiễm mặn của Cty Hào Hưng Quảng Ngãi.  Từ đề nghị này, UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 6/7/2017 đã ra văn bản yêu cầu dừng thực hiện việc bán trong nước đối với phần vật liệu nạo vét sau khi phục vụ san lấp còn dư thừa. Giao Ban Quản lý KKT Dung Quất, Khu Công nghiệp Quảng Ngãi, Bộ Chỉ huy BĐBP, Cảng vụ Hàng hải…giám sát chặt chẽ việc tổ chức nạo vét, tận dụng khối lượng vật liệu nạo vét theo đúng quy định.

Ông Lý khẳng định, Cty không hề hưởng lợi từ việc bán phần vật liệu còn dư. Cụ thể, ngoài nghĩa vụ tài chính như nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, kê khai nộp thuế tài nguyên môi trường, phí bảo vệ môi trường, thuế VAT theo quy định, Cty còn phải chịu lỗ 1.000 đồng/m3 cát; Do vậy không thể nói Cty có dấu hiệu trục lợi.

“Tiến độ thi công luồng vào cảng rất cấp bách, theo kế hoạch đến tháng 8/2017 Cty chúng tôi công bố cảng đi vào hoạt động bến số 1, bây giờ có văn bản của tỉnh dừng việc mang bán trong nước đối với phần vật liệu nạo vét sau khi phục vụ san lấp còn dư thừa khiến chúng tôi gặp khó bởi khối lượng san lấp đã đạt đến 95%, còn hơn 3 triệu m3 cát nữa, chúng tôi biết đổ đi đâu nếu không di chuyển ra chỗ khác”, ông Lý nói.

Chưa hết, ông Lý cho hay hợp đồng Cty đã ký với đơn vị nạo vét, giờ mỗi ngày “ách lại” do vướng văn bản sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Hơn nữa nếu luồng lạch không đúng theo chuẩn tắc thiết kế, tàu 50.000 DWT không thể vào làm hàng. Do vậy Cty rất cần sự vào cuộc nhanh chóng của UBND tỉnh để tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm tháo gỡ khó khăn này. 

Theo các chuyên gia kinh tế, cứ một triệu tấn hàng hóa thông qua cảng mỗi năm đem lại nguồn thu cho đất nước 3.000 tỷ đồng, trong đó thu hải quan được 1.000 tỷ đồng. Với công suất thiết kế khoảng 6 triệu tấn hàng hóa/năm, cảng tổng hợp phục vụ chung KKT Dung Quất sẽ là đầu mối giao thông quan trọng của cả vùng kinh tế trọng điểm Nam Trung bộ, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Dung Quất, nâng cao vị trí cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi. Do vậy, việc khơi thông luồng lạch theo đúng chuẩn tắc thiết kế là việc làm cấp thiết, khi hạ tầng cảng biển đồng bộ sẽ kéo theo làn sóng đầu tư mới vào tỉnh Quảng Ngãi.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.