Khống chế được ung thư vú nhờ luyện tập

Chị Tuyết hướng dẫn các học viên khởi động
Chị Tuyết hướng dẫn các học viên khởi động
(PLO) - Năm 1998, đột ngột biết tin mình bị ung thư vú, trước đó cũng đã phải thực hiện một cuộc phẫu thuật lớn, chị Nguyễn Thị Tuyết (hiện là giáo viên hướng dẫn của một CLB Yoga tại Hà Nội) dường như mất hết hy vọng vào cuộc sống. 

Khi ấy chị vừa mua được một mảnh đất nhỏ, ai cũng khuyên chị nên bán đi để lo chữa trị nhưng vì xót tiền nên chị quyết định không bán. Trước ngày chuẩn bị cho buổi xạ trị đầu tiên sau phẫu thuật, chị quyết định luyện tập yoga và đã thu được kết quả diệu kỳ…

Học cách để kiểm soát, kiềm chế các khối u

Chị bảo, đến bây giờ chị cảm thấy may mắn vì mình quá nghèo. Vì quá nghèo nên không có sự lựa chọn nào khác, ngoài việc bám vào chiếc cọc duy nhất mà người bạn giới thiệu luyện tập yoga để chiến thắng bệnh tật. Thời gian đầu tập chỉ thấy đau và đau nhưng chị vẫn kiên quyết tập theo vì đó là con đường duy nhất của chị. 

Chị Tuyết kể: “Những ngày tập đầu tiên không thể nào quên được, đặc biệt là tập tư thế yoga đầu tiên (thế rắn hổ mang) mà nước mắt cứ rơi ra, nhiều khi phải cắn chặt môi mình lại, gồng mình lên để chống chọi lại những cơn đau”. Cứ thế, mỗi ngày chị kiên trì thêm một ít, cộng thêm phương pháp nhịn ăn và thực hiện chế độ ăn thực dưỡng (chỉ ăn gạo lứt và muối vừng) để tăng sức đề kháng, chống chọi lại bệnh tật.

Vừa chống chọi lại những cơn đau để kiên trì tập luyện, chị Tuyết vừa phải đấu tranh cả với những người thân xung quanh mình. Vì không phải tất cả mọi người đều hiểu chị, đều đồng cảm với sự lựa chọn của chị. Họ cho rằng, chị đang mang bệnh, không tập trung chữa trị lại dốc sức vào tập yoga, đã thế lại tập liên tục là không hợp lý, thiếu khoa học. Rồi chuyện nhịn ăn nữa. Mỗi tháng chị nhịn ăn khoảng 8-10 ngày. Và khi ăn lại chỉ ăn gạo lứt với muối mè. 

Thậm chí, bạn bè đã từng can ngăn chị: “Đời người có tứ khoái làm vui thì mày chả có tứ khoái nào cả. Ăn uống cũng phải kham khổ thì sống còn niềm vui nào nữa”. Chị Tuyết tâm sự: “Thực sự tôi cũng lăn tăn, suy nghĩ lắm, đây cũng là một cám dỗ phải tránh. Tôi hiểu bạn bè cũng chỉ vì thương mình. Có lẽ họ không thể hiểu nổi tại sao sử dụng phương pháp này có thể giúp mình vượt qua thách thức bệnh tật  mà thách thức ấy đến bây giờ Tây y vẫn phải đầu hàng”. 

Mỗi ngày một ít, chị tin tưởng tuyệt đối vào con đường mình đã lựa chọn. Và đến thời điểm này, có lẽ chị đã chiến thắng những khối u trong cơ thể mình. Chị phân tích: có thể ví phương pháp nhịn ăn như một con dao mổ vì khi ăn là cung cấp thực phẩm cho tế bào bất thường (khối u). Khi mình ngừng ăn, khối u không có thức ăn để sống nó sẽ tự ăn bản thân nó, do đó, nếu kiên trì nhịn ăn thì khối u sẽ biến mất.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc mình đã khỏi bệnh bởi cơ chế hình thành bệnh vẫn còn nguyên trong cơ thể mình, không biến mất đi được nên mình vẫn phải duy trì chế độ ăn để khối u không thể phát triển lên được. Đó chính là lý do chị luôn tiến hành ăn theo phương pháp thực dưỡng, chỉ ăn gạo lứt với muối vừng. 

Mở câu lạc bộ để tri ân yoga…

Chị cho biết, có nhiều người theo phương pháp của chị, thấy khỏe lên thì lại buông. Người ta buông về cách ăn, cách sống, người ta buông về cách nghĩ, buông về cách tập luyện. “Nói theo trào lưu thời này là “xõa” một tí thôi” - chị đùa, nhưng sau đó chị lại nghiêm túc lại ngay: “Có ai hiểu chỉ buông một chút thôi, nơi lỏng một chút thôi là khối u sẽ có cơ hội để phá mình ngay. Mình phải hiểu cơ chế của bệnh là chính từ tế bào trong chính cơ thể mình chứ không phải từ bên ngoài. Nên  khi chiến đấu là phải chiến đấu từ bên trong của mình chứ không phải chiến đấu từ bên ngoài”. 

Đó là lý do mà chị Tuyết nhắc nhở các thành viên của CLB. Chị luôn nhắc mọi người “Đừng bao giờ khẳng định tôi khỏi bệnh rồi vì chắc chắn không thể có chuyện ấy xảy ra. Tuy nhiên, hãy tự tin khẳng định tôi đã kìm hãm được khối u, tôi đã khống chế để nó không thể phát triển nữa. Và bây giờ xác định tinh thần vui vẻ để sống chung với nó, để cho nó càng thu gọn lại càng tốt, càng ngủ yên càng tốt”. 

Chị kể về lý do quyết định mở CLB tập luyện yoga: Sau khi thấy sức đề kháng của mình tăng lên, sự kiểm soát các khối u tốt, chị nghĩ tới chuyện truyền bá phương thức tập luyện này để vừa tri ân yoga, vừa có thể giúp nhiều người có cơ hội tăng cường sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật. Sau một thời gian mở nhiều phòng tập, chị nhận ra rằng mình chỉ nên mở một phòng tập, để chị có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc CLB. 

Chị Tuyết tâm sự: “Tính tôi hơi cầu toàn, tôi muốn mình phải theo dõi được họ chứ không phải mình mở ra rồi để người khác quản lý, hướng dẫn. Tôi không mở CLB Yoga để kinh doanh, tôi mở để tri ân yoga vì nhờ có yoga mà tôi có được sức khỏe như hôm nay. Điều quan trọng là với tôi, mỗi ngày trực tiếp hướng dẫn học viên đều là những ngày thú vị”. 

Đúng như lời chị chia sẻ, chi phí tập tại CLB của chị thấp hơn rất nhiều so với các địa điểm tập luyện khác. Bởi mỗi người chỉ mất 320.000 đồng một tháng cho một tuần tập 2 buổi, nếu tập 3 buổi thì thu 450.000 đồng. Trong khi phòng tập chị thuê nằm ở C10 Trần Nguyên Hãn, ngay cạnh Bờ Hồ. Chi phí cho một tháng thuê địa điểm ở đây hết 30 triệu. Chị bảo, chị là cán bộ nghỉ hưu, lại sống một mình nên sống đạm bạc từ xưa, không có nhu cầu gì nên chỉ cần lương hưu là đủ sống, đó cũng là một lý do để chị không nghĩ đến chuyện kinh doanh từ yoga.

Yoga cũng chính là con đường dạy chị sống thiện hơn. Chị bảo, yoga là con đường tâm linh, nó không phải là con đường tập thể dục thuần túy. Bước vào tập luyện yoga mà nếu mình sống không thiện, không chú ý đến trước, sau, không biết đến thầy, người  thân, người trên người dưới trong tập  luyện thì sẽ khó có được sự thành công” . Tất cả những người đến tập tại CLB của chị đều thuộc nằm lòng bài học, tập yoga là chuyển hóa thật sâu, mà muốn chuyển hóa sâu thì phải đi vào tâm trí, đầu óc mới chuyển sâu được. 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.