Chuyển mùa khổ vì zona

Bệnh nhân mắc các bệnh về da, zona thần kinh tăng cao khi thời tiết giao mùa
Bệnh nhân mắc các bệnh về da, zona thần kinh tăng cao khi thời tiết giao mùa
(PLO) - Zona là bệnh do vi rút gây nên, tấn công chủ yếu lên da và thần kinh ở vùng da, thường khởi phát đột ngột, diễn biến cấp tính. Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. Tuy zona là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.

Nguy cơ mắc bệnh cao ở người lớn tuổi

Bệnh zona thường gặp ở mọi lứa tuổi, trừ trẻ sơ sinh nhưng xảy ra ở người lớn nhiều hơn, có tới gần 70% người bị zona trên 45 tuổi, gần 5% trường hợp trẻ dưới 15 tuổi. Người khỏe mạnh cũng bị zona tấn công nhưng thường gặp hơn ở người cao tuổi, càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Tác nhân gây bệnh zona do cùng một loại vi rút gây bệnh thủy đậu là vacirella zoster gây nên, biểu hiện bằng các triệu chứng: sốt, đau rát da như phải bỏng tại chỗ bị vi rút xâm nhập và mụn nước. Người có sức đề kháng kém hoặc đang dùng các hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, người suy giảm miễn dịch,… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Nếu không điều trị đúng, bệnh zona nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.  

Biến chứng thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau bệnh zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành. Nhiều trường hợp bị biến chứng gây bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu,... do điều trị bệnh muộn và sai cách. Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt, tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt, bệnh tấn công vào tai, có thể giảm thính lực.

Chị Nguyễn Kim Ngân phải nhập viện do bệnh zona thần kinh cho biết: “Tôi nhập viện trong tình trạng một bên mắt trái sưng to có những mụn nước đỏ. Ban đầu, nghĩ đau mắt nên tự mua thuốc điều trị đau mắt tại cửa hàng thuốc gần nhà. Ba ngày sau, tôi thấy ngứa, rát và đau mắt nhiều hơn kèm theo xuất hiện nhiều mụn nước hơn, các nốt mụn vỡ da. Vào viện khám, các bác sĩ chẩn đoán tôi bị zona thần kinh và phải nhập viện để điều trị”.

Một trường hợp khác, anh Trần Quốc Khoa (Vạn Phúc – Hà Đông) cho biết: “Tôi xuất hiện các mụn nước sau gáy, sau ba ngày các vết mụn vỡ ra gây đau nhức. Tôi nhập viện trong tình trạng vùng cổ sau gáy sưng to do những nốt mụn nước đã bị nhiễm trùng”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Hưng - Bệnh viện Da liễu Trung ương, chẩn đoán bệnh zona khi đã xuất hiện mụn nước, bọng nước rất dễ dàng, nhưng chẩn đoán sớm khi mới có triệu chứng đau thường dễ bị nhầm với các bệnh lý đau khác. Các mụn zona chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, phát triển thành từng nhóm nhỏ, trong có nước được gọi là những mụn nước, sau đó vỡ ra để lại sẹo vảy, kéo dài khoảng vài tuần. Trong những trường hợp nặng, mụn nước có thể để lại những vết sẹo vĩnh viễn, đau nhức hoặc có thể hơi tê và làm nhạt màu da. 

Điển hình có các biến chứng viêm giác mạc, viêm giác mạc nhu mô, thậm chí loét giác mạc, viêm mống mắt, teo mống mắt,... Một trong số các biến chứng này có khả năng gây mù cho người bệnh nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Nguy hiểm hơn, khi phụ nữ mang thai mắc bệnh zona có thể gây hại cho thai nhi.

Bệnh có khả năng lây nhiễm và phát triển thành dịch

Biểu hiện bệnh ban đầu của bệnh zona là đau dây thần kinh hoặc dị cảm trước khi xuất hiện thương tổn, đau nhức, cảm giác bỏng rát, ngứa, đôi khi thấy bứt rứt khó chịu ở một vùng da. Đau trong giai đoạn này có thể nhầm với đau nửa đầu, thiên đầu thống, đau do bệnh lý tim, đau bụng ngoại khoa.

Tại vùng thương tổn, ban đầu là rát đỏ, sau đó vài ngày các mụn nước mọc thành chùm, liên kết với nhau thành bọng nước, mụn nước xuất hiện và tồn tại vài ngày, sau đó đóng vẩy tiết rồi bong vẩy trong vài ngày đến vài tuần. Giai đoạn mọc mụn nước gọi là giai đoạn hoạt tính của bệnh, tiến triển của bệnh thường lành tính, khỏi sau vài tuần. Triệu chứng đau sau zona thường khỏi sau vài tháng, chỉ có một số nhỏ người bệnh còn đau kéo dài và có khi đến hàng năm. Giai đoạn đau sau zona người bệnh thường bị trầm cảm, một số bệnh nhân có biến chứng bội nhiễm các thương tổn da, viêm não, viêm gan, thận...

Theo các chuyên gia, cũng như bệnh thủy đậu, bệnh zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể phát triển thành dịch vào mùa hè, mùa mưa, khi thời tiết giao mùa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc bệnh. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2 - 3 tuần và có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.

Khi ở chung những người mắc bệnh zona, những người đã tiêm ngừa zona hay thủy đậu, không có miễn dịch bền vững vẫn có thể lây bệnh thông qua việc tiếp xúc thông thường như dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người bệnh. Khi những mụn nước do bệnh zona đã khô, bệnh không còn khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu, những người đã mắc bệnh thuỷ đậu sẽ không bị nhiễm zona từ người khác. 

Điều trị sớm bệnh zona thần kinh ngay sau khi phát hiện bệnh là điều cần thiết. Một số loại thuốc được khuyến cáo nên dùng khi phát hiện bị zona thần kinh như: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc làm dịu da khi bị bỏng rát; thuốc chống nhiễm khuẩn và ức chế virus phát tán...  để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.

 “Tuyệt đối không được đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam, ngậm rồi phun một loại chất lỏng lên vùng tổn thương da. Cách làm đó không chữa được bệnh mà còn tăng nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da... Người bệnh khi thấy những triệu chứng mới hoặc không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, cần đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời”, dược sỹ Nguyễn Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.