Khởi nghiệp trong nông nghiệp phải là lĩnh vực dẫn đầu

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Phát biểu tại Diễn đàn khởi nghiệp “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo trong Nông nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức sáng qua, 27/12,  Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định nông nghiệp là lợi thế đặc biệt của Việt Nam và khởi nghiệp là phương thức thúc đẩy phát triển nông nghiệp. 

Tín hiệu vui

Chủ tịch VCCI cho biết, thời gian qua 2 cụm từ được nhắc nhiều lần là nông nghiệp và khởi nghiệp. Theo ông, đây là “cứu tinh” của nền kinh tế Việt Nam. 

“Trong suốt 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam chưa có sự thay đổi, chưa bứt phá do vậy nền kinh tế chưa có cơ hội phát triển. Suốt 30 năm qua, nông nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại ở nền kinh tế hộ gia đình, manh mún, không gắn kết nên không phát triển được”, Chủ tịch VCCI nhận định. Do vậy, vấn đề khởi nghiệp trong nông nghiệp, theo Chủ tịch VCCI, trước hết nhằm vào đổi mới mô hình kinh doanh trong nông nghiệp từ các hộ cho đến người kinh doanh và cả nền kinh tế.

“Trong quá trình đổi mới mô hình kinh doanh nông nghiệp, dù là 4 nhà nhưng DN đứng vai trò trung tâm trong chuỗi liên kết đó”, TS Lộc khẳng định.

TS Lộc cũng bày tỏ vui mừng vì càng ngày càng có nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thậm chí có nhiều sinh viên vừa ra trường đã về nông thôn để khởi nghiệp từ trồng rau, nuôi lợn… “Sự thức tỉnh của giới trẻ là tín hiệu đáng mừng cho đất nước”, TS Lộc nhận định.

Theo ông Phạm Quang Hiển – Vụ trưởng Vụ Quản lý DN, Bộ NN&PTNT, số lượng DN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn thấp, chỉ chiếm 1% trong tổng số DN hoạt động trên cả nước. Sản xuất nông nghiệp vẫn đa phần là quy mô nhỏ, điều kiện hạ tầng, dịch vụ… còn nhiều yếu kém. DN mới chỉ chú ý đến sản xuất và chế biến thô mà chưa chú ý trong về sản xuất tinh và các hoạt động marketing. DN mới chỉ tập trung phát triển ở các vùng có điều kiện thuận lợi. 

Bên cạnh đó, một số chính sách về đất đai, thuế, về khuyến khích DN đầu tư, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn còn những hạn chế, chậm sửa đổi so với thực tiễn. Đặc biệt, tính ổn định của quy hoạch trong từng lĩnh vực nông nghiệp chưa bền vững, việc quản lý thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ, thiếu chế tài. Công tác cải cách hành chính tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện còn chậm. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn chậm, hiệu quả chưa cao.

“Do đó, Đảng và Chính phủ đã thực sự quan tâm đến khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp trong nông nghiệp, coi khởi nghiệp chính là động lực để tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân”, ông Hiển nói.

Cần một hệ sinh thái hoàn chỉnh

Theo Chủ tịch VCCI, để phát triển nông nghiệp cần phải có hệ sinh thái để thúc đẩy khởi nghiệp. Ông Lộc cho rằng “chúng ta chỉ thành công khi xây dựng được một hệ sinh thái hoàn chỉnh, trong đó phải đảm bảo nhiều cách tiếp cận khác nhau: Thứ nhất, cần tạo cho các DN có thể tiếp cận thị trường; Thứ hai, cung cấp được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các DN khởi nghiệp; Thứ ba, có một hệ thống tài chính, cơ chế tài chính để dẫn vốn cho các DN khởi nghiệp (quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần...); Thứ tư, xây dựng khung pháp lý cho khởi nghiệp để DN mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp; Thứ năm, cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp cần hoàn thiện”.

Trưởng phòng Công tác chính trị và Sinh viên, Học viện Nông nghiệp, ông Vũ Ngọc Huyên  cho rằng, để xác định và xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp thì vấn đề nằm ở việc tổ chức hệ thống. Bởi từ nghị quyết chính sách, để đi vào thực tiễn cuộc sống, phải thông qua một hệ thống. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, khởi nghiệp trong nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đủ hệ thống phát triển thành cộng đồng và hệ sinh thái.

Đặc biệt, theo ông Huyên, cần cấp thiết thành lập một hội đồng cố vấn khởi nghiệp. Bởi hiện chúng ta mới chỉ có cố vấn ý tưởng, cố vấn cuộc thi mà chưa có hội đồng cố vấn để triển khai các ý tưởng khởi nghiệp vào cuộc sống.

Qua 4 năm triển khai đề án hệ sinh thái khởi nghiệp, hiện mới chỉ có 5 đề án tham dự thành công trong việc thành lập DN, vẫn có những DN đang loay hoay kêu gọi vốn, loay hoay xin thủ tục… Bên cạnh đó, có những dự án được giải cao nhưng chưa đi vào thực tiễn, những dự án giải thấp lại lập tức thành lập được DN sau khi kết thúc cuộc thi. “Vấn đề ở đây là con người. Nếu có sự chung sức của nhiều lực lượng, sự vào cuộc hỗ trợ của nhiều đơn vị thì đã có nhiều dự án khởi nghiệp được đi vào thực tiễn hơn”, ông Huyên phát biểu.

Ông Nguyễn Chí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội NN & PTNT Việt Nam cho rằng, với việc khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn -  một lĩnh vực nhiều rủi ro, chậm thu hồi vốn, vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng.

Nhắc lại lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị của Bộ NN&PTNT mới đây: “Thể chế ràng buộc sự phát triển thì phải bãi bỏ ngay, đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ nó một cách vô lý”, ông Ngọc cho rằng, để hiện thực được việc xóa bỏ đó không dễ,trong khi thực tiễn cho thấy, hệ thống chính sách, thể chế của chúng ta còn chậm thay đổi. “Vì vậy, Nhà nước cần phải thay đổi thể chế, thay đổi tư duy ngay lúc này”, ông Ngọc đề nghị

“Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào thực tế để đổi mới, thay đổi quyết liệt, để những lời nói của Thủ tướng được thực hiện hiệu quả nhằm xây dựng thành công hệ sinh thái khởi nghiệp”, ông Ngọc bày tỏ. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.