Khoảng 17% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi

Khoảng 17% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi
(PLO) - Tại nước Việt Nam, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá ngày càng có xu hướng trẻ hóa với 21,6% nam 16-24 tuổi hút thuốc; 17% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi.
Tại Hội thảo Cập Nhật thông tin về Ngày Thế giới Không thuốc lá và thực thi Luật PCTH thuốc lá diễn ra chiều 26/5, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Việt Nam vẫn xếp vào trong số 15 nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên cho thấy độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Thống kê gần đây nhất năm 2013 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc của nam giới trưởng thành tại Việt Nam chiếm tỷ lệ hơn 48%. Như vậy, với dân số hơn 90 triệu người, trên toàn quốc có khoảng hơn 15 triệu nam giới ở tuổi trưởng thành hút thuốc lá.
Xu hướng hút thuốc ở thanh niên ngày càng trẻ hóa với 21,6% thanh niên từ 16 - 24 tuổi là người hút thuốc. Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc lá trong họ sinh độ tuổi 13 - 15 năm 2007 thì có 17% học sinh nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi, hơn 10% cho biết sẽ có ý định hút thuốc trong tương lai.
"Do thuế thuốc lá thấp, nên giá các sản phẩm thuốc lá rất rẻ đã tạo điều kiện để thanh thiếu niên dễ tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá và nhanh chóng trở thành người nghiện thuốc lá. Nhiều người trong số các em đã phải gánh chịu những hậu quả to lớn do sử dụng thuốc lá", ông Khuê nói.
Theo điều tra tại bênh viện K năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%.
 Theo điều tra tại bênh viện K năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%.  
Trên thế giới, mỗi năm thuốc lá giết gần 6 triệu người trên toàn cầu, trong đó hơn 600 nghìn ca tử vong liên quan đến hút thuốc thụ động. Nếu không có những hành động kịp thời, con số tử vong do nạn dịch thuốc lá sẽ tăng lên thành 8 triệu ca mỗi năm vào năm 2030. Hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các nước hãy tăng thuế thuốc lá. Bởi việc tăng thuế thuốc lá rất có hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá ở nhóm thu nhập thấp và ngăn chặn những người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc. Theo nghiên cứu, khi tăng thuế thuốc lá sao cho giá thuốc lá tăng thêm 10% sẽ giúp giảm tiêu thụ thuốc lá khoảng 4% ở các nước có thu nhập vao và khoảng 8% ở hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Bà Phan Thị Hải, Phó Chánh Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (Vinacosh), Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức khỏe và kinh tế tại Việt Nam. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 40 nghìn người Việt nam tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, và con số này đến năm 2030 có thể tăng lên tới 70 nghìn người/năm. Theo điều tra tại bênh viện K năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%.
Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2011 cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi 1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật. Xét trên gánh nặng kinh tế, năm 2012, người Việt Nam đã bỏ ra tới 22 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng thuốc lá. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho chỉ 5 nhóm bệnh trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra đã lên tới con số trên 23 nghìn tỷ đồng/năm.
"Để giảm số người hút thuốc lá mỗi năm Bộ Tài chính đang đề xuất mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá cần tăng từ 65% mức hiện nay lên 75% vào năm 2015 và 85% vào năm 2018", bà Hải nói.
Việt Nam hiện là nước có mức thuế thuốc lá thấp (chiếm 41,6% trên giá bán lẻ), thấp gần nhất so với các nước trong khu vực (như Brunei 81%, Thái Lan 70%, Philipine 53%, Lào 43%. Trong khi đó, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được coi là biện pháp kiểm soát thuốc lá có hiệu quả cao và chi phí thấp nhất. Báo cáo Y tế thế giới năm 2010 ước tính ở 22 quốc gia thu nhập thấp nhất, khi tăng 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá sẽ giúp ngân sách các quốc gia này có thêm hơn 1,4 tỷ USD mỗi năm từ khoản thu thuế thuốc lá.
Các nghiên cứu cũng tho thấy, việc tăng thuế thuốc lá rất có hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá ở nhóm thu nhập thấp và ngăn chặn những người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc.
Do vậy, để giảm mức tiêu thụ thuốc lá của Chiến lược quốc gia về phòng chống thuốc lá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế đề xuất lộ trình: Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc là từ 65% lên 105% vào thời điểm 2015 cho giai đoạn 3 năm từ 2015 đến 2017; Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 105% lên 145% vào thời điểm năm 2018 cho giai đoạn hai năm 2018-2019 và sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh thuế vào năm 2020.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.