Khi trại dưỡng lão hết thời được coi “thiên đường của người cao tuổi”

Từ 2002, mô hình EHPAD - cơ sở chăm sóc người già sống phụ thuộc, được trang bị nhiều thiết bị y tế - xuất hiện, và nhanh chóng bị quá tải
Từ 2002, mô hình EHPAD - cơ sở chăm sóc người già sống phụ thuộc, được trang bị nhiều thiết bị y tế - xuất hiện, và nhanh chóng bị quá tải
(PLO) - Số người trên 75 tuổi hiện chiếm 9% dân số Pháp. Theo dự báo, tỉ lệ này sẽ lên tới 16,2% vào năm 2060, tức 2,26 triệu người. Nhưng trong một báo cáo được công bố ngày 16/05/2018, Ủy ban tư vấn đạo đức quốc gia của Pháp đã chỉ trích nghiêm khắc xã hội Pháp về cách đối xử với người cao tuổi, nhất là về dịch vụ chăm sóc người già sống lệ thuộc. 

Theo Ủy ban tư vấn đạo đức quốc gia, xã hội đang “cư xử tệ bạc” với người cao tuổi, chính sách đối đãi với người già là không phù hợp và thiếu sự tôn trọng. Ủy ban coi việc “tập trung” người cao tuổi vào các trại dưỡng lão là một hình thức “cưỡng bức”, “cô lập”, “gạt họ ra ngoài lề xã hội”, trong khi chi phí họ phải trả không hề thấp: Trung bình là 1.949 euro/tháng, cao hơn tiền hưu bình quân hàng tháng (thu nhập chưa tính trợ cấp xã hội). 

Việc thiếu hụt đội ngũ nhân viên và tài chính đã khiến các cụ già sống trong các trại dưỡng lão và trung tâm chăm sóc người già sống lệ thuộc cảm thấy cô độc. Thêm vào đó, tâm lý người già bị coi như “gánh nặng” khiến họ cảm thấy nhân phẩm không được tôn trọng, dẫn đến trầm uất.

Nhiều người tìm đến cái chết để được giải thoát. Khoảng 3/4 số các cụ trong các trung tâm chăm sóc người già sống lệ thuộc không muốn tiếp tục sống tại những nơi này. 

Theo thống kê chính thức năm 2014, tính trung bình, cứ 100.000 người thì có 14,9 người tự vẫn. Nhưng con số này đặc biệt cao ở người già trên 75 tuổi: Cứ 100.000 người thì có 30 người trên 75 tuổi tự tử, cao gần gấp 3 lần so với lứa tuổi 25-34 tuổi. Trong các trại dưỡng lão, 86% số người trên 75 tuổi không tự chăm lo được cho bản thân, mà phải sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của các y tá, nhân viên điều dưỡng. 

Quá khứ “đáng mơ ước”

Thực ra, đã có thời trại dưỡng lão được coi là mơ ước, là “thiên đường của người cao tuổi”. Từ giữa những năm 1960, các trại dưỡng lão mọc lên như nấm khắp nơi trên toàn nước Pháp. Sống trong trại dưỡng lão khi đó đồng nghĩa với sinh hoạt tiện nghi.

Trong các tòa nhà hiện đại, các cụ già sống trong các căn phòng tiện nghi, được chăm sóc. Họ sống vui vẻ với nhiều thú vui, hoạt động chung như đan len, ca hát, nhảy múa và những hoạt động thể chất nhẹ nhàng. 

Cách đây gần 60 năm, trong bản tin 13h ngày 12/02/1962 trên kênh truyền hình France 2, các cụ ông, cụ bà sống trong trại dưỡng lão vui vẻ chia sẻ: “Nhà chúng tôi không tiện nghi chút nào cả. Vào đây chúng tôi có mọi tiện nghi cần thiết”; “Ở đây, chúng tôi có thang máy, hệ thống sưởi. Trước đây, chúng tôi thường không biết sẽ được ăn món gì vào buổi trưa, phải chạy đi chợ búa, lo rửa bát… nhưng vào đây thì không còn phải lo thế nữa. Với tôi, đây là hạnh phúc”;

“Sống trong căn hộ của chúng tôi, chúng tôi phải trả rất nhiều chi phí căn hộ. Điều đó phần nào thúc đẩy chúng tôi tới đây ở. Tôi thấy ở đây rất tốt. Chúng tôi có một phòng đẹp, rất rộng, nhìn ra sân chính. Chúng tôi hạnh phúc, rất hạnh phúc!”.

Vào năm 1975, chính quyền đề xuất một dự luật quan trọng liên quan tới việc chuyển đổi, cải tạo để các trại dưỡng lão có thể đón tiếp và chăm sóc những người già quá yếu, không thể tự chăm lo cho bản thân, kể cả vệ sinh thân thể, mà cần có người chăm sóc thường xuyên. Nhưng phải mất nhiều năm luật trên mới có kết quả. 

Vào năm 2002, một khái niệm mới xuất hiện. Đó là EHPAD - cơ sở chăm sóc người già sống phụ thuộc, được trang bị nhiều thiết bị y tế. Việc theo dõi y tế và chăm sóc cho các cụ khiến chi phí cho dịch vụ EHPAD ngày càng đắt đỏ.

Có những phòng với một chiếc giường được thiết kế đặc biệt phù hợp với người cần sự chăm sóc y tế: “Chúng ta đang ở trong một căn hộ cao cấp 25m2  giá 3000 euro/tháng, có một cửa sổ nhìn ra công viên”.  

Đối với nhiều cơ sở EHPAD, việc thiếu thốn phương tiện và nhân lực là một vấn đề nghiêm trọng, khiến các cơ sở EHPAD trở nên quá tải. Nhiều nhân viên trong các cơ sở EHPAd kể là ngày nào họ cũng phải “chạy đua với thời gian”. Thời gian thay quần áo, vệ sinh, tắm rửa cho các cụ già hàng ngày đã giảm từ 40 phút xuống còn 10 phút chỉ sau vài năm. 

Bà Francine Breilly, 57 tuổi, hàng ngày phải lo tắm rửa vệ sinh cho 31 cụ. Sau 38 năm gắn bó với nghề, bà chia sẻ: “Tôi thấy điều kiện làm việc chưa bao giờ kinh khủng như thế này. Nhưng dù sao đi chăng nữa, chúng tôi vẫn phải hoàn thành công việc. Vì các cụ già phải trả tới 2000 euro/tháng. Chúng tôi ngày càng có ít thời gian hơn cho họ.

Tôi vừa làm vệ sinh xong cho các cụ theo kiểu rất sơ sài: chúng tôi để các cụ nằm yên một chỗ, thậm chí còn chẳng rửa chân được cho các cụ. Các cụ thật là đáng thương! Tôi nói thành thật là đừng ai nên vào ở tại cơ sở EHPAD cả!”. 

Trước tình trạng quá tải, dịch vụ xuống cấp trong các EHPAD, hồi tháng Giêng và tháng Ba năm 2018, nhân viên các cơ sở chăm sóc người cao tuổi sống lệ thuộc trong cả nước đã đồng loạt đình công, để đòi hỏi Nhà nước tăng ngân sách cho các cơ sở, nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ nhân viên và nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi.

“Nhân phẩm cho người cao tuổi và phương tiện cho các cơ sở EHPAD!”. Đó là tên bản kiến nghị mà ba bác sĩ cấp cứu Patrick Pelloux, Christophe Prudhomme và Sabrina Ali Benali soạn thảo, lấy chữ ký của công chúng để gửi lên Bộ trưởng Y tế Phaps Agnes Buzyn.

Bản kiến nghị đã thu được 500.000 chữ ký. Bác sĩ Patrick Pelloux nói về sự quá tải trong các cơ sở EHPAD như sau: “Khi có tới 80-100 người bị bệnh, mà chỉ có một y tá làm việc từ 8h đến 18h, thì cô ấy không thể có thời gian chăm sóc cho tất cả các cụ được”.

“Cái khó bó cái khôn”

Giải thích về lý do khiến các cơ sở EHPAD trở nên quá tải, Bộ trưởng Y tế Pháp, bà Agnès Buzyn, giải thích: “Trước tiên, đó là vì những người chuyển tới ở tại EHPAD ngày càng phụ thuộc vào sự chăm sóc y tế so với mô hình EHPAD được thiết kế cách đây vài năm, do thời gian người cao tuổi sống tại nhà riêng trước khi vào EHPAD ngày càng được kéo dài.

Vì thế, nhu cầu nhân lực để chăm sóc người già càng càng tăng, ngân sách Nhà nước thì không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ. Đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiện nay. Người cao tuổi này càng lệ thuộc vào sự chăm sóc, ngày càng càng ốm yếu, nên nhu cầu nhân lực ngày càng tăng”.  

Trên thực tế, độ tuổi trung bình của các cụ già sống trong các trung tâm chăm sóc đặc biệt như vậy là 85 tuổi. Theo Bộ trưởng Y tế Pháp, số lượng y tá, điều dưỡng viên trong các cơ sở EHPAD không hề giảm như người ta vẫn nghĩ, con số này vẫn giữ ở mức ổn định, nhưng số người cao tuổi phải sống lệ thuộc vào sự chăm sóc y tế tăng quá nhanh và sẽ còn tăng nhanh trong vòng 20 năm tới. 

Còn về ngân sách, baf Agnès Buzyn nhấn mạnh: “Nhà nước chỉ lo ngân sách cho hoạt động chăm sóc y tế tại các EHPAD, không cấp kinh phí cho các hoạt động trông nom người cao tuổi. Đó là trách nhiệm của từng tỉnh.

Riêng về ngân sách chăm sóc y tế tại EHPAD, nhà nước dự kiến kinh phí thêm 100 triệu euro, 72 triệu euro cho nhân viên y tế, 10 triệu euro cho đội ngũ y tá trực đêm và 28 triệu euro cho các cơ sở gặp nhiều khó khăn”.  

Hiện tại có tổng cộng gần 600.000 cụ già sống trong 7.200 cơ sở EHPAD. Trong khi cơ quan chức năng dự báo từ năm 2017 đến năm 2021 sẽ cho xây dựng thêm chỗ ở cho 12.320 người già trong các EHPAD thì trên thực tế, số cơ sở chăm sóc người cao tuổi sống lệ thuộc lại giảm từ năm 2015.

Gióng hồi chuông báo động về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong các trại dưỡng lão, Ủy ban tư vấn đạo đức quốc gia của Pháp kêu gọi xã hội thay đổi thái độ  và cách thức chăm sóc người già, xem xét lại ý nghĩa của các trại dưỡng lão và cơ sở EHPAD.

Đồng thời thời ủy ban nhấn mạnh cần khẩn trương xây dựng lại khái niệm an sinh xã hội, xây dựng các hình thái mới thể hiện tình đoàn kết giữa các thế hệ và triển khai các hình thức khác để chăm sóc, hỗ trợ, đồng hành cùng người cao tuổi. Đặc biệt, ủy ban cũng hướng tới mô hình chung cư “đa thế hệ” để khu chăm sóc người cao tuổi sống lệ thuộc được đặt giữa các tòa nhà đông dân, để họ được hòa nhập chứ không bị tách rời khỏi cộng đồng như hiện nay. 

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.