Rối loạn giấc ngủ: Đừng để “nghiện” thuốc an thần

BS.CK1 Hồ Hữu Thật: "Việc tự ý dùng thuốc an thần để “dỗ” giấc ngủ, có thể giảm triệu chứng trong nhất thời nhưng có thể bị lệ thuộc vào thuốc". Ảnh: Võ Anh Tuấn
BS.CK1 Hồ Hữu Thật: "Việc tự ý dùng thuốc an thần để “dỗ” giấc ngủ, có thể giảm triệu chứng trong nhất thời nhưng có thể bị lệ thuộc vào thuốc". Ảnh: Võ Anh Tuấn
(PLO) - Khi bị mất ngủ triền miên, người bệnh dễ dàng tự ý sử dụng thuốc an thần để khắc phục. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây “nghiện” thuốc an thần và bệnh ngày càng trầm trọng hơn, và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Theo BS.CK1 Hồ Hữu Thật, giảng viên bộ môn Nội Thần Kinh trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch kiêm trưởng khoa Nội Thần Kinh bệnh viện An Bình, “rối loạn giấc ngủ” có thể được hiểu là giấc ngủ bị giảm về thời lượng và/hoặc giảm về chất lượng.

Về thời lượng, giấc ngủ bị giảm xa dưới mức trung bình (7 – 8 giờ mỗi ngày); về chất lượng, giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu… Hậu quả là cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý...  Rối loạn giấc ngủ có thể có nguyên căn như do bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản... và cũng có thể vô căn như stress, lo âu, trầm cảm…

Trình bày tại chương trình Tư vấn sức khỏe và tầm soát do Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức ngày 02/06/2018 với chủ đề “Rối loạn giấc ngủ và cách phòng ngừa”, BS.CK1 Hồ Hữu Thật đưa ra lời khuyên là khi bị mất ngủ kéo dài, người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế để được điều trị đúng phác đồ. 

Bs. Thật giải thích, việc tự ý dùng thuốc an thần để “dỗ” giấc ngủ, có thể giảm triệu chứng trong nhất thời nhưng có thể bị lệ thuộc vào thuốc do người dùng không đủ kiến thức chuyên môn để kiểm soát dược tính của thuốc. 

Nguy hiểm hơn, theo BS. Thật, thuốc có tác dụng chính càng hiệu quả thì thường kèm theo nhiều tác dụng phụ. Việc tự ý dùng thuốc chữa mất ngủ có thể gây ra các biến chứng về tim, gan, thận, thần kinh…

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.