Khi người già phải tìm vui vào những “người bạn” robot

Tập thể dục theo robot trong một viện dưỡng lão
Tập thể dục theo robot trong một viện dưỡng lão
(PLO) - Trong vài năm trở lại đây, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu tài trợ nhiều hơn cho việc phát triển robot chăm sóc người già tại các cơ sở viện dưỡng lão trên toàn quốc. Việc này là nhằm lấp đầy “lỗ hổng” khoảng 380.000 lao động chuyên môn vào năm 2025.

Trong khi Paro, chú robot đáng yêu trong hình hài một con hải cẩu con với bộ lông mềm mượt, đang nũng nịu với một cụ bà lớn tuổi, thì Pepper- con robot cao khoảng 1,2m có giọng nói dễ thương, trong trẻo đang “say sưa” múa tay để mọi người tập thể dục theo. Thi thoảng, Pepper lại cất giọng nói dễ thương động viên các cụ: “Trái, phải, các cụ làm tốt lắm”. 

Mang niềm vui đến 

Những con robot đang được nhắc đến là của Viện dưỡng lão Shintomi ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Ở đây có khoảng 20 mô hình robot kiểu này chuyên để chăm sóc và mang lại niềm vui cho những người cao tuổi. “Những con robot này thật tuyệt vời”, ông cụ Kazuko Yamada, 84 tuổi ở Viện dưỡng lão Shintomi đã chia sẻ như vậy sau buổi tập thể dục với Pepper, robot do Tập đoàn SoftBank Robotics sản xuất có khả năng thực hiện các cuộc đối thoại.

“Bây giờ ngày càng có nhiều người sống một mình như tôi và nếu có một con robot có thể nói chuyện như một người bạn sẽ làm cuộc sống của chúng tôi vui vẻ và bớt cô đơn phần nào”. 

Được biết, Viện dưỡng lão Shintomi ở thủ đô Tokyo là một trong nhiều cơ sở được chọn làm đối tác của chính phủ trong chương trình thí điểm sử dụng robot và các công nghệ mới. “Các cụ ở đây chủ yếu mắc chứng suy giảm trí nhớ nên việc bầu bạn và tập thể dục cho trí não rất quan trọng. Trong khi đó, chúng tôi lại thiếu lao động và robot là lựa chọn thay thế rất hữu ích”, ông Kimiya Ishikawa, Chủ tịch Tập đoàn phúc lợi xã hội Silverwing cho biết. 

Hiện nay, robot Pepper được khoảng 500 người cao tuổi sử dụng, nó có khả năng giao tiếp đơn giản, đáp ứng lệnh bằng giọng nói, di chuyển độc lập, một số trò chơi và các bài luyện tập nhẹ nhàng, phù hợp với các cụ già. 

Còn robot Paro do công ty Daiwa House chế tạo, với hình dáng của chú hải cẩu bông này có thể phản ứng bằng cảm xúc, giọng nói. Khi được vuốt ve, cưng nựng lên bộ lông mượt màu hồng, nó sẽ ngúc ngoắc đầu, mắt nhấp nháy và cất tiếng khóc như một chú hải cẩu thực sự.

“Khi lần đầu tiên tôi âu yếm nó lên vai, nó đã có những cử chỉ rất đáng yêu, tôi cảm nhận nó giống như một con hải cẩu còn sống thật sự. Mỗi khi bế nó, tôi chỉ muốn ôm chặt không nỡ buông ra”, Cụ Saki Sakamoto 79 tuổi, là bệnh nhận của viện dưỡng lão Shintomi cười khúc khích khi nói về Paro. 

Những con robot còn được coi như những "nhân viên trị liệu tâm lý"
Những con robot còn được coi như những "nhân viên trị liệu tâm lý"

Không chỉ Shintomi, Viện dưỡng lão Fuyoen là cơ sở đi tiên phong trong việc sử dụng robot làm bạn với người cao tuổi, đồng thời giúp họ rèn luyện trí não. Niềm hạnh phúc lớn nhất của bà Karasawa Youko, 85 tuổi, là hàng ngày được trò chuyện với robot Paro có tên là Tamachan, “Tamachan đáng yêu lắm. Tôi xem nó như cháu của mình vậy”, cụ bà Karasawa Youko tâm sự. 

Tiết kiệm sức khỏe và thời gian

Người Nhật lâu nay nổi tiếng với bí quyết trường thọ. Tuy nhiên, nước này cũng đang đối mặt với tình trạng dân số già thuộc hàng đứng đầu thế giới. Theo thống kê của chính phủ cho thấy, Nhật Bản hiện có hơn 33 triệu người trên 65 tuổi, chiếm khoảng hơn 26% dân số.

Với việc thúc đẩy nghiên cứu phát triển các loại robot phục vụ và chăm sóc người cao tuổi cả về thể chất lẫn tinh thần, chính phủ Nhật Bản kỳ vọng sẽ tận dụng được những tiến bộ công nghệ này để góp phần nâng cao chất lượng sống cho các cụ già, giải quyết tình trạng già hóa dân số và thiếu hụt lực lượng lao động.

Cho phép robot chăm sóc người cao tuổi có thể là một ý tưởng táo bạo ở phương Tây. Nhưng nhiều người Nhật nhìn nhận nó theo chiều hướng tích cực và cởi mở hơn với robot. Những người cao tuổi cũng dễ dàng chấp nhận sự hiện diện của các robot và coi những con robot này như một loại thiết bị công nghệ thân thiện và hữu ích đối với con người. Thông qua giao tiếp với robot mà có tâm lý tích cực với cuộc sống. Robot cũng dễ bảo quản và đỡ tốn kém hơn các động vật nuôi. 

Thêm nữa, mặc dù robot sẽ không bao giờ có thể thay thế con người hoàn toàn, nhưng nó sẽ hỗ trợ phần nào hỗ trợ con người tiết kiệm thời gian và công sức, làm mọi thứ an toàn hơn, giúp các nhân viên không bị thương tích nhiều hơn trong quá trình chăm sóc người lớn tuổi. 

Điển hình như tại Shintomi ngoài những “robit thú cưng”, còn sử dụng thêm nhiều loại công cụ hỗ trợ thoạt trông giống như những bộ giáp trong phim khoa học viễn tưởng để giúp giảm gánh nặng cho chuyên viên chăm sóc.

Những con robot còn được coi như những "nhân viên trị liệu tâm lý"
Những con robot còn được coi như những "nhân viên trị liệu tâm lý"

Những thiết bị này hoạt động bằng nguyên tắc khí động học hoặc nhận tín hiệu sinh điện từ của não bộ để tăng lực nâng cho cơ bắp, giúp người mặc không còn tốn sức và tránh những bệnh như đau lưng hay tổn thương cột sống khi phải liên tục bồng bế người cao tuổi. Ngoài ra còn phải kể đến chiếc giường do Panasonic chế tạo với một nửa có thể tách ra và biến thành xe lăn dành cho những cụ phải nằm liệt giường.    

Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc phát triển và đưa những con robot vào việc chăm sóc người cao tuổi cũng đối mặt nhiều trở ngại như: chi phí đắt đỏ, các vấn đề an toàn, và những hoài nghi về tính hữu dụng của những con robot. Điển hình là để phát triển robot Paro, nhà phát minh Takanori Shibata thuộc Viện Công nghệ và khoa học công nghiệp tiên tiến đã phải mất hơn 10 năm để phát triển với 20 triệu USD hỗ trợ của chính phủ.

Giá của một chú Paro không hề rẻ khi lên tới 400.000 yên (tương đương 3.800 USD) ở Nhật Bản và khoảng 5.000 euro (6.200 USD) ở châu Âu. Hầu hết chi phí thí điểm đều do chính phủ tài trợ cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. 

Mặc dù chính phủ cũng cho phép người lao động nước ngoài làm việc tại các viện dưỡng lão, nhưng lực lượng lao động này vẫn không đủ do nhiều trở ngại, đặc biệt là ngôn ngữ khi người lao động nước ngoài muốn làm việc vượt qua các kỳ thi tiếng Nhật. Theo thống kê tính đến cuối năm 2017, chỉ có 18 người nước ngoài có thị thực làm y tá điều dưỡng trong các viện dưỡng lão.

Do vậy, chính phủ Nhật Bản đang phải tài trợ cho việc phát triển robot chăm sóc người già nhằm lấp đầy lỗ hồng khoảng 380.000 lượng lao động chuyên môn vào năm 2025. Đây là một phần trọng yếu của chiến lược “Tái phục hồi Nhật Bản” do Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng. 

Thị trường khổng lồ

Theo Hiệp hội Robot Quốc tế, thị trường robot chăm sóc và hỗ trợ người tàn tật trên toàn cầu (chủ yếu do các công ty Nhật Bản chiếm đa số) vẫn còn rất khiêm tốn khi chỉ đạt 19,2 triệu USD trong năm 2016. Trong khi đó, ước tính ngành công nghiệp này tại Nhật Bản sẽ tăng lên 400 tỷ yen (3,8 tỷ USD) vào năm 2035, phục vụ cho khoảng 1/3 dân số Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên.

Ước tính tới 2035, robot sẽ phục vụ cho khoảng 1/3 dân số Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên
 Ước tính tới 2035, robot sẽ phục vụ cho khoảng 1/3 dân số Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên

“Nhật Bản có thể sẽ là một thị trường khổng lồ. Bởi rõ ràng robot đang là một biện pháp để giải quyết những nhu cầu mà Nhật Bản thiếu hụt”, Tiến sĩ George Leeson, nhà lão khoa của Đại học Oxford nói. 

Nhận thấy điều này từ lâu, Nhật Bản luôn muốn phát triển bền vững ngành công nghiệp này và mới đây Bộ lao động đang hướng tới sự phát triển của robot, cụ thể là Bộ đã chi 5,2 tỷ yên để đưa robot chăm sóc người cao tuổi vào 5.000 cơ sở viện dưỡng lão trên toàn quốc. 

Gần đây, giới chức Nhật Bản đang đặc biệt chú ý đến tiềm năng xuất khẩu của ngành công nghiệp này sang các nước như Đức, Trung Quốc hay Italy. Một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài, như Tập đoàn Panasonic Corp đã cung cấp robot giường nằm dành cho người khuyết tật, có thể biến thành một chiếc xe lăn, sang Đài Loan (Trung Quốc).

Trong khi đó, Paro được sử dụng như những “thú cưng trị liệu” cho khoảng 400 người cao tuổi ở Đan Mạch. Không những thế, hơn 100 nhóm nước ngoài bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Hà Lan cũng đã đến Nhật Bản để nghiên cứu và trải nghiệm loại robot Shin-tomi trong năm qua. “Đây là cơ hội cho chúng tôi. Các nước khác sẽ phải đi theo xu hướng mới này”, Ông Atsushi Yasuda, Giám đốc Văn phòng Chính sách Robot tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) cho biết. 

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.