'Khai tử' đạo luật Obamacare...

(PLO) - Thượng viện Mỹ vừa tuyên bố sẽ hủy bỏ đạo luật chăm sóc sức khỏe giá rẻ của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama, còn gọi là “Obamacare”. 
"Di sản" của tổng thống Obama có nguy cơ bị hủy bỏ. Ảnh nguồn Internet
"Di sản" của tổng thống Obama có nguy cơ bị hủy bỏ. Ảnh nguồn Internet

Động thái này khiến mối lo về việc hủy bỏ đạo luật này sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức đang có nguy cơ trở thành sự thật.

Hủy bỏ ngay

Ngày 8/1/2017, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho biết, Thượng viện nước này sẽ tiến hành bước đầu tiên trong việc hủy bỏ đạo luật “Obamacare” vào cuối tuần này, đồng thời khẳng định một kế hoạch chăm sóc sức khỏe thay thế sẽ được triển khai “rất nhanh sau đó”. 

Phát biểu trên chương trình “Face the Nation” của kênh CBS, ông McConnell cho biết, “Bạn có cả việc hủy bỏ và sự thay thế. Tôi nghĩ ở đây không nên có một khoảng cách lớn trong bước thứ nhất và bước thứ hai”. Ngoài ra, ông McConnell cũng nói rằng đạo luật “Obamacare” sẽ được thay thế nhanh chóng sau khi bị hủy bỏ. Tuy nhiên, nhà lập pháp này không đưa ra một khung thời gian cụ thể nào. 

Trước đó, ngày 4/1, giới chính khách đảng Cộng hòa tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thông báo kế hoạch trình Tổng thống đắc cử Trump một dự luật nhằm xóa bỏ “Obamacare”. Kế hoạch này được Chủ tịch tương lai của Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ Diane Black bảo trợ và thúc đẩy.

Sau cuộc gặp với bà Diane Black và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Markwayne Mullin cho biết ông Pence khẳng định Chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang chuẩn bị sẵn các hành động hành pháp nhằm loại bỏ chương trình “Obamacare” ngay sau khi nhậm chức ngày 20/1 tới, song từ chối cung cấp chi tiết.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Chris Collins cho biết thêm một trong những quyết định hành pháp đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi ông tiếp quản Nhà Trắng là liên quan tới “Obamacare”. 

Tiềm ẩn nguy cơ

Đạo luật chăm sóc sức khỏe giá rẻ “Obamacare” được Tổng thống Obama ký ban hành năm 2010 và bắt đầu được áp dụng từng phần từ ngày 1/1/2014. Chương trình sẽ có hiệu lực toàn bộ trong vài năm tới. Đạo luật có mục đích nâng cao sức khỏe của người dân Mỹ bằng cách tạo điều kiện cho nhiều người không có bảo hiểm sức khỏe có thể mua được một bảo hiểm tối thiểu cho bản thân và gia đình cũng như tăng mức quyền lợi mà người có bảo hiểm đang được hưởng. “Obamacare” buộc các công ty bảo hiểm phải phục vụ tất cả mọi người muốn mua bảo hiểm tới tiêu chuẩn tối thiểu mới, bất chấp các bệnh có sẵn từ trước hoặc giới tính. Ngoài ra, đạo luật cải cách này nhằm mục đích giảm giá dịch vụ y tế và cải thiện hiệu quả khám chữa bệnh nhờ tăng thêm cạnh tranh, quy chế và ưu đãi thuế.

Hơn 6 năm qua, “Obamacare” đã vấp phải sự phản đối gay gắt của đảng Cộng hòa. Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã thực hiện hơn 50 cuộc bỏ phiếu về chương trình chăm sóc sức khỏe này nhằm tìm cách xóa bỏ hoàn toàn hoặc sửa đổi một phần, với lý do “Obamacare” cho phép Chính phủ Mỹ can thiệp quá sâu vào thị trường bảo hiểm sức khỏe, lãng phí ngân sách và gây tổn hại cho tăng trưởng việc làm vì buộc nhiều doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho người lao động khi tuyển dụng.

Cụ thể, phí bảo hiểm đã được dự kiến tăng lên vào năm 2017 với mức trung bình 22%. Nhiều công ty bảo hiểm đã bị thua lỗ bởi vì các khách hàng lớn tuổi và ốm đau nhiều hơn so với dự kiến. Khi đó, các công ty bảo hiểm lại chuyển chi phí này sang cho những người giàu Mỹ.

Đảng Cộng hòa lập luận rằng, điều đó đại diện cho sự khởi đầu của thất bại thị trường khi phí bảo hiểm cao hơn sẽ ngăn cản những người Mỹ trẻ tuổi, khỏe mạnh tham gia bảo hiểm. Như vậy, có nghĩa là các công ty bảo hiểm sẽ phải chịu thua lỗ nhiều hơn nữa và cứ như vậy cho đến khi hệ thống sụp đổ.

Quan trọng hơn, đạo luật làm ảnh hưởng đến thu nhập của những người dân có lợi tức cao, nhất là các nhà tư bản khi họ phải đóng thêm thuế để tài trợ cho số đông những người dân có lợi tức thấp để mua được bảo hiểm sức khỏe. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng đạo luật của Tổng thống Obama có quá nhiều kẽ hở và nếu như cứ tiếp tục thì sẽ có hàng loạt người lợi dụng để có được bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật Mỹ và khiến cho ngân sách nhà nước thất thu. 

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xóa bỏ hoàn toàn “Obamacare” sẽ mất nhiều thời gian và đảng Cộng hòa cũng sẽ phải đối mặt với một số rào cản và khó khăn trong việc xây dựng một chương trình chăm sóc y tế mới thay thế. Các nghị sĩ Cộng hòa cũng chưa thống nhất được khoảng thời gian cần thiết để loại bỏ chương trình “Obamacare” là 2 năm hay 4 năm.

Trong khi đó, dù chỉ chiếm thiểu số ở cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Dân chủ cũng tuyên bố sẽ chống lại việc hủy bỏ đạo luật “Obamacare” đến cùng, đồng thời lên kế hoạch tìm kiếm sự ủng hộ. Trong những ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống, ông Obama đã có chuyến thăm hiếm hoi tới Đồi Capitol để hối thúc các nghị sĩ Dân chủ nỗ lực bảo vệ “Obamacare”. 

“Obamacare” là một di sản đối nội sau hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama và cũng là một trong những chương trình cải cách mạnh nhất tại Mỹ trong nhiều thập kỷ. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế và giới quan sát cảnh báo, với việc hơn 20 triệu người Mỹ đang được bảo hiểm y tế giá rẻ nhờ “Obamacare”, việc hủy bỏ chương trình này sẽ dẫn tới việc các công ty bảo hiểm rút khỏi thị trường và tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.