Khác biệt Tết phố, Tết làng

Dù Tết ở nông thôn và thành thị có sự khác biệt, nhưng tựu chung lại đều là thời gian để mọi gia đình sum vầy. (Ảnh minh họa. Nguồn: Vnexpress).
Dù Tết ở nông thôn và thành thị có sự khác biệt, nhưng tựu chung lại đều là thời gian để mọi gia đình sum vầy. (Ảnh minh họa. Nguồn: Vnexpress).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Theo thời gian, cách đón Tết của người Việt Nam có sự thay đổi ít nhiều, nhưng vẫn giữ được nét cốt lõi trong văn hóa ngàn đời, đó là sự sum vầy, đoàn viên. Tuy nhiên, cách đón Tết của người dân ở làng quê và thị thành vẫn đôi phần khác biệt.

“Âm hưởng” truyền thống ở làng quê

“Tết này con sẽ về/ Dẫu ở đâu con cũng sẽ về/ Về đem hết chuyện kể ba nghe/ Đêm giao thừa vô bếp với mẹ”, những ngày gần đây, khi nghe thấy bốn câu hát này vang lên, Lê Kim Trang (26 tuổi, Đống Đa, Hà Nội), lại bồi hồi, mong chờ đến ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Tính đến nay, Kim Trang đã có 6 năm sinh sống tại Thủ đô Hà Nội. Nhưng đối với Trang, ngôi nhà duy nhất của cô vẫn nằm ở quê hương Hòa Bình. Trang nói: “Tôi đã từng có thời gian phải ở lại thành phố ăn Tết Nguyên Đán. Dù ở Hà Nội có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, nhưng tôi vẫn cảm thấy thiếu không khí Tết. Vì vậy, dù thế nào, Tết Âm lịch tôi cũng phải về quê”.

Thực tế, hiện nay, nhiều người cho rằng “hương vị” ngày Tết nằm ở những làng quê Việt Nam. Tại đây, người dân vẫn giữ được phong tục tập quán, truyền thống xưa kia. Có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất về “Tết quê” chính là không khí chuẩn bị Tết của mọi người trong làng. Khác với thành phố lớn, mọi người bắt đầu sắm Tết vào ngày 27, 28 tháng Chạp (tức tháng 12 âm lịch). Ngược lại, tại quê, từ giữa tháng Chạp, nhà nhà, người người, đã nô nức chuẩn bị sắm sửa, chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Minh Tâm (50 tuổi, Thanh Liêm, Hà Nam) chia sẻ: “Từ ngày 15 tháng Chạp, các gia đình trong làng đã mua sắm đồ cúng lễ cho ngày 23 tiễn Ông Công, Ông Táo. Sau ngày 23, mọi người chẳng thể chú tâm làm gì nữa, mọi câu chuyện xoay quanh việc sắm Tết”. Chị Tâm cho biết, cứ đến gần Tết, người dân trong làng lại mua thêm gà, thêm lợn, tiếng kêu vang vọng từ đầu làng đến cuối làng. Đặc biệt, ở quê, phần lớn đồ Tết đều được người dân tự tay chuẩn bị, từ việc gói bánh chưng, làm mứt kẹo, cho đến trồng cây, trồng hoa đón Tết.

Chợ Tết là một nét độc đáo ở làng quê Việt Nam. Chẳng thế mà cứ đến gần Tết, nhiều khu phố du lịch ở các thành phố lớn lại tái hiện những phiên chợ quê thu hút đông đảo khách đến chiêm ngưỡng. Phiên chợ Tết ở quê diễn ra vào ngày gần cuối tháng Chạp, bày bán nhiều hàng hóa. Chợ Tết ở quê mộc mạc và bình dị tụ họp trên một bãi đất trống, người bán hàng ngồi trên chiếc ghế lùn bày biện la liệt các mặt hàng trên một tấm bạt. Chợ quê cái gì cũng có, đặc biệt là nông sản với đầy đủ sắc màu. Từ rau củ quả đến lá dong, gạo nếp, dưa hành đều góp mặt ở chợ quê. Cả những thức đồ từ vườn nhà như củ khoai lang, cà rốt hay quả chanh, quả bưởi to căng tròn cũng được bày biện đầy màu sắc.

Khác với các hộ gia đình sống “biệt lập”, kín đáo tại thành phố, ở làng quê mọi người vẫn giữ thói quen sinh hoạt và tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt Nam. Điều đó được thể hiện trong khâu chuẩn bị Tết Nguyên đán. Không phải một nhà, mà nhiều nhà cùng mổ lợn, đun, nấu bánh chưng chung,… Tạo nên không khí ấm áp, kết nối mọi người trong làng với nhau. Bà Lê Thị Tuất (60 tuổi, Bắc Giang) cho biết: “Gia đình chúng tôi làm nông, chỉ nuôi gà, không nuôi lợn. Hai nhà hàng xóm bên cạnh cũng vậy. Gần dịp Tết Nguyên đán, ba nhà cùng chung tiền mua một con lợn béo, mổ thịt chung, chia đều”.

Tết ở quê là thời gian, để các gia đình, dòng họ sum vầy, gặp gỡ nhau, sau một năm bận rộn, xa cách. Nhiều vùng nông thôn, người dân vẫn truyền nhau câu nói xưa của các cụ “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, để nhắc nhở người trẻ không quên công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ và thầy cô giáo. Trần Thành Công (23 tuổi, tỉnh Thanh Hóa), tâm sự: “Cứ mỗi lần về quê ăn Tết Nguyên Đán, mùng 1 Tết, chúng tôi sẽ đi thăm các gia đình bên nội, mùng hai sang nhà ngoại. Còn đến mùng 3 Tết, tôi và bạn bè sẽ đến nhà thầy cô giáo cũ để chúc Tết. Đây là một hoạt động thường niên mỗi dịp Tết cổ truyền mà tôi rất thích”.

Tết “sống chậm” tại thành phố

Tết ở quê giữ được nhiều phong tục, tập quán của người Việt Nam xưa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet).

Tết ở quê giữ được nhiều phong tục, tập quán của người Việt Nam xưa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet).

Trái ngược với vùng nông thôn, tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… số lượng người nhập cư rất đông. Tết là lúc mọi người về quê, thành phố trở nên tĩnh mịch, vắng vẻ hơn. Đây là khoảng thời gian để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, sống chậm lại. Trần Thị Hương Ly (26 tuổi, Long Biên, Hà Nội), chia sẻ: “Từ thời ông bà tôi đã sống ở Hà Nội, nên gia đình tôi thường không về quê vào dịp Tết Nguyên đán. Ngày Tết, cả nhà tôi sẽ dành một, hai ngày đi thăm hỏi họ hàng. Những ngày khác, gia đình chúng tôi cùng nhau nghỉ ngơi, thư giãn, nạp lại năng lượng chuẩn bị cho một năm mới”.

Hiện nay, có rất nhiều gia đình định cư hẳn ở những thành phố lớn. Vì những lý do khác nhau có người gốc Hà Nội, lại có người không còn gia đình ở quê. Hay cũng có thể do điều kiện kinh tế, công việc bận rộn, vào dịp Tết, họ sẽ chọn ở lại thành phố.

Có lẽ vì vậy, không ít người cho rằng Tết ở thành phố buồn. Buồn do không sôi động, nhộn nhịp như ngày thường, buồn do không có buổi đoàn viên sum họp đông đúc như thôn quê. Tuy nhiên, Tết ở thành phố có “dư vị” riêng của nó. Như ở Hà Nội, sẽ không nhiều tục lệ như Tết ở quê. Mọi người thoải mái hơn. Mâm cỗ Tết có “quy mô” gia đình nhỏ, từ bốn, năm người đến bảy tám người ăn. Việc chuẩn bị sắm sửa Tết cũng đơn giản, nhẹ nhàng.

Gia đình chị Nguyễn Thị Nguyệt (46 tuổi, Cổ Nhuế, Hà Nội), đã ăn Tết tại thành phố hơn mười năm, cho biết: “Gia đình chúng tôi chỉ có bốn mâm cơm cúng làm vào các ngày Tết bắt đầu từ ngày 30 đến mùng 3 Tết. Mỗi ngày, tôi làm một mâm cúng dâng lên bàn thờ, đồ ăn vừa đủ năm thành viên trong gia đình”. Phần lớn họ hàng, gia đình nội ngoại của chị Nguyệt đều là những công nhân viên chức, Tết đến mọi người dành thời gian để nghỉ ngơi, đi chơi, chúc Tết nhau, chứ không tụ tập ăn uống, việc nấu nướng, dọn dẹp những ngày Tết của chị rất nhẹ nhàng.

Lê Thái Nam (26 tuổi, Nghĩa Đô, Hà Nội) chia sẻ: “Đối với những người sống từ bé ở Hà Nội như tôi, Tết Nguyên đán ở thành phố có dư vị riêng, không phải ai cũng cảm nhận được”. Nam cho biết, cuối năm, anh sẽ cùng bố mẹ đi ra chợ hoa, chợ đồ cổ, chợ Đồng Xuân sắm đồ Tết. Đặc biệt, tại “làng” Nghĩa Đô nơi anh ở, mọi người rất thân thiết với nhau. Đến Tết, hàng xóm, láng giềng vẫn sang nhà nhau chúc Tết, tổ dân phố tổ chức buổi liên hoan nho nhỏ cho mọi người. Anh vui vẻ tâm sự, Hà Nội ngày Tết “đường thông, hè thoáng”, giao thông đi lại vô cùng thuận lợi. Những ngày đầu năm, anh có thời gian cùng bố mẹ đi lễ chùa, ngắm cảnh hồ Tây, hồ Gươm mà không lo bị tắc đường như ngày thường: “Hà Nội vào dịp Tết cổ truyền là lúc để mọi người sống chậm lại, cùng tận hưởng giây phút bình yên, không hối hả, vội vã”. Nam nói.

Một điểm thú vị, đó là Tết thành phố còn là “mùa nhân ái”, “lá lành đùm lá rách” với vô vàn hoạt động xã hội, nhiều cơ hội để người thành phố chia sẻ với nhau và giúp đỡ những người gặp khó khăn hơn mình. Nhiều nhóm thiện nguyện mang đến cho người lang thang cơ nhỡ những món quà thiết thực như áo ấm, chăn mền cho những đêm trời gió chướng se lạnh, hoặc bao lì xì nhỏ như lời chúc may mắn trong năm mới. Từ thành phố nhiều đoàn xe chạy về các vùng thôn quê nơi còn bao người thiếu thốn, tặng bà con chút quà Tết cho bà con vơi bớt những lo toan vất vả cả năm.

Ở đâu có yêu thương, ở đó có Tết

Tết ở thành phố là thời gian để mọi người “sống chậm” lại. (Ảnh minh họa. Nguồn: Việt Trà Cổ)

Tết ở thành phố là thời gian để mọi người “sống chậm” lại. (Ảnh minh họa. Nguồn: Việt Trà Cổ)

Anh Trần Minh Ngọc (48 tuổi, thành phố Đà Nẵng), cho rằng: “Không cái Tết nào bằng Tết đoàn viên. Dù ở thành phố hay làng quê, cần nơi nào có tình yêu thương gia đình, nơi đó chính là Tết”. Hơn hai mươi năm xa quê, anh Ngọc đã coi Đà Nẵng như ngôi nhà thứ hai của mình, đối với anh việc được ăn Tết cổ truyền cùng vợ con, người thân, bạn bè là điều quý giá nhất trong một năm.

Thực tế, Tết Nguyên đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, thăm hỏi sức khỏe, kể lại cho nhau những điều đã diễn ra trong một năm. Đây là thời điểm để nhắc nhở quá khứ, trân trọng những gì đã qua và hướng tới những điều tốt đẹp. Điều đó đã trở thành truyền thống, là nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam. Cho đến nay, ý nghĩa Tết đoàn viên, Tết sum họp vẫn còn vẹn nguyên trong tâm thức người Việt.

Chính vì vậy, dù cái Tết Nguyên đán ở phố thị và làng quê có điểm khác biệt, nhưng tựu chung lại, Tết đẹp nhất là khi những gia đình đoàn tụ, sum họp. Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, mỗi người có dự định riêng cho ngày Tết. Có người chọn về quê ăn Tết, có người sẽ ở lại thành phố. Nhưng dù thế nào Tết Nguyên đán có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam, mang theo những giá trị, triết lý nhân văn cao đẹp mà ông cha ta xưa kia đã sáng tạo, vun đắp, gìn giữ và trao truyền qua các thế hệ.

Đọc thêm

Kỹ năng số giúp phụ nữ cân bằng, tự tin hơn trong khởi nghiệp

Kỹ năng số giúp phụ nữ cân bằng, tự tin hơn trong khởi nghiệp
(PLVN) - Chiều ngày 22/11/2024, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức Tọa đàm “Nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ: Cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc” tại 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Chung tay hành động vì bình đẳng giới và sự phát triển toàn diện của phụ nữ Việt Nam

Chung tay hành động vì bình đẳng giới và sự phát triển toàn diện của phụ nữ Việt Nam
(PLVN) -Chiến dịch “Ruy băng trắng” là phong trào toàn cầu với sự tham gia tiên phong của nam giới và trẻ em trai nhằm ngăn chặn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Mô hình truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng” lần đầu tiên được Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam tổ chức ở Việt Nam năm 2015 trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ Úc và đã được duy trì, nhân rộng ở nhiều tổ chức và địa phương trong cả nước.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tuyên truyền giới thiệu về biển, đảo Việt Nam tại Quảng Ninh

Quang cảnh chương trình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân
(PLVN) -  Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông.

Hà Nội đi đầu trong chỉ đạo phòng chống lãng phí

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi công bố quyết định (Ảnh: UBND.TPHN)
(PLVN) - Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí. Qua đó thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của TP Hà Nội.

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết
(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Xôn xao bức ảnh hành lang một lớp ngoại ngữ, làm gì để 'gỡ' gánh nặng cho người già?

Không nên để việc trông cháu thành gánh nặng cho người cao tuổi. (Nguồn: LAP)
(PLVN) - Mới đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp cảnh hành lang chờ tại một lớp học của trung tâm ngoại ngữ, cho thấy không ít trong số những người đang ngồi chờ là các ông, bà cụ cao tuổi với gương mặt khá mệt mỏi. Bức ảnh đã gây ra một số tranh luận liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, tình thương hay “gánh nặng” chăm cháu của một bộ phận không nhỏ người cao tuổi nước ta.

Người phụ nữ cho Jeans cũ một cuộc đời mới

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân chia sẻ tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life"
(PLVN) - Không chỉ tái chế quần jeans cũ thành những sản phẩm thời trang độc đáo, doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân còn "tái chế" cả những quan niệm cũ kỹ về phụ nữ. Quán quân chương trình "Khi phụ nữ làm chủ" năm 2023 khẳng định: Phụ nữ chính là nước, mềm mại nhưng uyển chuyển, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh và làm chủ cuộc đời mình.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.