Việt Nam hạnh phúc

Một bức ảnh tham gia cuộc thi Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024 (Ảnh: BTC).
Một bức ảnh tham gia cuộc thi Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024 (Ảnh: BTC).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm gần đây, xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Việt Nam trên thế giới đã tăng vượt bậc. Điều này không chỉ minh chứng cho nỗ lực bảo đảm quyền con người mà còn thể hiện sự tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Chúng ta chuẩn bị kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2025 với chủ đề là “Hạnh phúc cho mọi người”. Theo Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2024, Việt Nam đứng thứ 54, cải thiện tích cực so với vị trí 65 của năm 2023.

Người Việt quan niệm ra sao về hạnh phúc?

Làm thế nào để người Việt hạnh phúc hơn; Liệu những chỉ số cho rằng người Việt nằm trong nhóm các nước hạnh phúc nhất khu vực và thế giới đã đúng chưa?... Đây là những câu hỏi được đặt ra tại một cuộc tọa đàm do Bộ VH-TT&DL đã tổ chức cách đây vài năm với chủ đề “Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam”, nhằm ghi nhận thêm các ý kiến về tiêu chí hạnh phúc của người Việt, gợi mở thêm những hướng đi để người Việt sống tốt hơn, hạnh phúc hơn.

Tại tọa đàm, TS. Khuất Thu Hồng - Viện Nghiên cứu phát triển xã hội nêu quan điểm: “Quan niệm hạnh phúc của nhiều tổ chức cũng như của mỗi người rất khác nhau nên khó để có thể đo lường, định lượng đến nơi đến chốn mức độ hạnh phúc của người Việt Nam. Đó là chưa kể dù có dựa trên các tiêu chí cụ thể thì phương pháp tiến hành lấy số liệu có đảm bảo khách quan hay không cũng là câu chuyện cần bàn. Hãy nhìn vào những vấn đề gần gũi nhất với đời sống hằng ngày của người dân là giáo dục, y tế, an ninh, trật tự xã hội, an toàn thực phẩm..., có bao nhiêu người Việt Nam hài lòng, hay mọi người đều đang rất mệt mỏi. Vì vậy, những dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân phải được cải thiện. Người dân cũng cần được nâng cao nhận thức để có cái nhìn đa chiều. Khi đó họ sẽ mạnh dạn lên tiếng nhiều hơn, đòi hỏi nhiều hơn, đặt ra nhiều yêu cầu hơn để các cơ quan chức năng thay đổi”.

Còn theo PGS.TS Lê Ngọc Văn - Viện Nghiên cứu gia đình và giới thì “quan niệm về hạnh phúc của người Việt thường thiên nhiều hơn về khía cạnh thỏa mãn nhu cầu với đời sống gia đình, cộng đồng, quan hệ xã hội. Có ba bộ phận tạo nên hạnh phúc là điều kiện kinh tế vật chất, quan hệ gia đình xã hội và đời sống tinh thần. Do văn hóa truyền thống để lại, gia đình với mỗi người Việt Nam rất quan trọng. Khi thỏa mãn nhu cầu với cộng đồng, gia đình, xã hội thì họ sẽ thấy hạnh phúc. Tất nhiên nếu thiếu ăn thì không thể có hạnh phúc. Chúng tôi chưa có kết quả thống kê cuối cùng, nhưng qua nghiên cứu sơ bộ thì thấy chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam đang ở mức 6,5 - 6,8/10 điểm, tức ở mức khá so với mặt bằng chung của thế giới. Khi chúng tôi hỏi, đa số người dân nói rằng họ hài lòng với cuộc sống hiện tại. Để nâng cao chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam, cần có nhiều chính sách của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm xã hội. Với những nơi còn nghèo khó phải có các giải pháp thoát nghèo, với những người trí thức phải có cơ chế để họ phát huy được sự sáng tạo”…

Tháng 12/2024, vào thời điểm chuẩn bị lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh và video Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024, trả lời báo chí, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT-TT ông Phạm Anh Tuấn đã cho biết, khi chấm chung các tác phẩm dự thi của người Việt Nam và người nước ngoài thì thấy dường như các bức ảnh, câu chuyện cũng tương đồng giữa ảnh, video của tác giả trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, khi xem riêng các tác phẩm của người nước ngoài thì ông nhận thấy cái nhìn “Việt Nam hạnh phúc” của những tác giả nước ngoài có những khác biệt với các tác giả Việt Nam. Gần 600 người nước ngoài đã gửi tác phẩm tham gia cuộc thi Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam. Tác phẩm của họ có đặc điểm chung là bắt lấy những khoảnh khắc hạnh phúc giản dị, đời thường của người dân Việt Nam, những nụ cười thân thiện của người Việt. Các tác giả nước ngoài cũng thường chọn vẻ đẹp dung dị ở các làng quê, vùng nông thôn hoặc những khu đô thị mới, hay những vẻ đẹp cổ kính từ thành thị đến nông thôn… Cái mà họ chú trọng thể hiện trong các bức ảnh, video là những câu chuyện, cảm xúc chân thật, phản ánh chân thật cuộc sống của người Việt.

Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam trên thế giới đã tăng vượt bậc

Những năm gần đây, xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Việt Nam trên thế giới đã tăng vượt bậc. Điều này không chỉ minh chứng cho nỗ lực bảo đảm quyền con người mà còn thể hiện sự tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Tại Việt Nam các thống kê cho thấy, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm. GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm 2022, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022; thu nhập bình quân đầu người đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm.

Niềm hạnh phúc cảm động của một gia đình. (Ảnh trong cuộc thi ảnh và video Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024)

Niềm hạnh phúc cảm động của một gia đình. (Ảnh trong cuộc thi ảnh và video Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024)

Từ chỗ thiếu lương thực, nay trở thành cường quốc xuất khẩu gạo và được đánh giá là điểm sáng về công tác giảm nghèo. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,9%. Tính đến hết tháng 9/2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc là 1,93%, giảm 1%...

Công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt cũng là điểm nhấn góp phần mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân như: hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, thương binh, gia đình liệt sĩ. Tính đến cuối năm 2023, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó 195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của đối tượng cần trợ giúp xã hội. Chính sách BHXH, BHYT, chăm sóc sức khỏe người dân, cung cấp nước sạch, điện… được chú trọng triển khai thực hiện với những kết quả tích cực…Cuối tháng 10/2024, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất được các nước G7 mời thực hiện báo cáo điển hình về thực hiện chính sách xã hội và phát huy vai trò người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội hiện nay.

Tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người sử dụng internet; 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương 73,3% tổng dân số; 168,5 triệu kết nối di động, tương đương 169,8% tổng dân số. Nhà nước tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tự do làm giàu chính đáng; tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật và phát triển đất nước dù công dân đó đang ở trong hay ngoài nước.

Mọi người dân đều được hưởng lợi về chính sách giáo dục. Tính đến tháng 10/2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 độ tuổi 15 đạt 98,55% và 60 đạt 96,70%. Hệ thống giáo dục quốc dân phát triển, được UNESCO đánh giá xếp thứ 64/127 nước trên thế giới, bảo đảm cho mọi công dân được thụ hưởng nền giáo dục công bằng, tiến bộ. Ngày 28/2/2005, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026.

Tháng 4/2024, trả lời truyền thông về những điểm sáng của Việt Nam và thế giới, cũng như những điều cần lưu ý trên hành trình xây dựng quốc gia hạnh phúc, Giáo sư Hà Vĩnh Thọ (một Việt kiều Pháp đang sinh sống tại Thụy Sỹ. Ông từng đảm nhận trọng trách Giám đốc Trung tâm Tổng hạnh phúc quốc gia tại Bhutan từ năm 2012 đến năm 2018) nêu quan điểm cho việc hình dung về một Việt Nam hạnh phúc trong tương lai: “Các thế hệ đi trước đã hy sinh anh dũng để giành được độc lập, tự do, thế hệ ngày nay có thể tập trung nỗ lực nâng cao hạnh phúc. Tầm nhìn của tôi về một Việt Nam hạnh phúc là một xã hội mà mọi cá nhân đều cảm thấy được trân trọng, được kết nối và gắn kết với cộng đồng của mình. Đó là một Việt Nam phát triển kinh tế không đánh đổi bằng sự bền vững môi trường hay bản sắc văn hóa. Trong tầm nhìn này, hạnh phúc và phúc lợi cũng được đánh giá là chỉ số quan trọng như các chỉ số kinh tế, GDP. Chúng ta sẽ giáo dục, nuôi dưỡng những công dân giàu lòng nhân ái, có chánh niệm, những người được chuẩn bị tốt để đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21. Các cộng đồng kết nối sâu đậm với bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời vẫn sẵn sàng cởi mở và hòa nhập với sự đa dạng, đổi mới”.

Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2024 tăng 8 bậc so với kỳ trước, từ 115 lên vị trí 107/193 quốc gia; Chỉ số phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam năm 2024 tăng 1 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/166. Việt Nam hiện là thành viên và tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023 - 2025.

Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (tháng 6/2023), Việt Nam đã tăng 11 bậc về bình đẳng giới so với năm 2022, từ hạng 83 lên 72 trong 146 nước tham gia xếp hạng. Đặc biệt, lĩnh vực chính trị, Việt Nam tăng 17 bậc so với năm 2022, từ thứ hạng 106 lên thứ hạng 89, trong đó tỷ lệ nữ tham chính xếp hạng 53.

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2025, Tổ chức Plan International Việt Nam đã chia sẻ những kết quả ấn tượng của Việt Nam trong Báo cáo chỉ số lãnh đạo của phụ nữ và trẻ em gái 2024 (Girls’ Leadership Index 2024 - GLI 2024). Theo Báo cáo, với tiền đề và nền tảng vững chắc về Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt điểm tuyệt đối (1.0) trong Chỉ số Luật pháp và chính sách, phản ánh hệ thống chính sách pháp luật tiên tiến, bảo vệ toàn diện và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Đây là một thành tựu quan trọng, khẳng định những nỗ lực bền bỉ của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường vững chắc để tạo điều kiện cho nữ giới phát triển và khẳng định vai trò lãnh đạo…

Trong Báo cáo Quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, do Bộ Ngoại giao công bố cho thấy, từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Quốc hội Việt Nam đã thông qua 44 luật, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam tích cực đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, xác định mục tiêu đến năm 2025, toàn bộ cơ sở giáo dục, đào tạo các cấp tổ chức giáo dục quyền con người cho người học. Việt Nam đã tham gia 7/9 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người.

Đánh giá về những thành tựu về đảm bảo quyền con người của Việt Nam, GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales cho rằng, việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam thể hiện rõ ở những khía cạnh như đảm bảo bình đẳng giới, các mục tiêu phát triển bền vững, y tế cộng đồng, giáo dục, cách đối xử với các dân tộc thiểu số, cộng đồng LGBT...

Đọc thêm

Đề xuất đầu tư mở rộng 18 tuyến cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư mở rộng 18 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam lên quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh
(PLVN) -Theo Báo cáo Bộ Xây dựng về chủ trương nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam của Ban Quản lý dự án 6, quy hoạch tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2.063 km, quy mô từ 6 - 12 làn xe. Đến nay, toàn tuyến đã đưa vào khai thác 1.206 km, đang thi công 834 km.

Lúa chết hàng loạt, Phó Thủ tướng chỉ đạo bồi thường cho dân

Lúa bị thiệt hại (Ảnh: VnExpress).
(PLVN) -  Sau khi tiếp nhận báo cáo về tình trạng lúa chết hàng loạt do nước nhiễm mặn cạnh tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Xây dựng và các bên liên quan khẩn trương vào cuộc, khắc phục, thống kê và bồi thường thiệt hại cho người dân.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bắc Ninh họp chuyên đề tháng 4, thảo luận Đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Bắc Ninh họp chuyên đề tháng 4, thảo luận Đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
(PLVN) - Ngày 22/4, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức phiên họp chuyên đề tháng 4 dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn. Tham dự phiên họp có bà Trần Thị Hằng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; bà Trần Thị Vân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Cử tri Bình Định đồng thuận cao đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Cử tri Bình Định đồng thuận cao đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
(PLVN) -   Ngày 21/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (phiên bất thường) cho ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian tới. Theo đó, 46/46 đại biểu thống nhất với đề án sắp xếp tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định và đề án sắp xếp đơn vị cấp xã của tỉnh Bình Định.

Chuyện kể của những người viết bản tráng ca cho Vùng mỏ Anh hùng

Cuộc mít tinh mừng Vùng mỏ được giải phóng tổ chức tại Hòn Gai ngày 1.5.1955 (Bảo tàng Quảng Ninh cung cấp)
(PLVN) - Ngày Giải phóng Vùng mỏ 25/4/1955, sự kiện lịch sử ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị, trở thành dấu son chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ nhân chứng lịch sử từ những ngày đầu tiếp quản, để hiểu và tự hào hơn về Đất mỏ “Kỷ luật và Đồng tâm”.