Kéo gần khoảng cách công nghệ trong biểu diễn nghệ thuật: Điều cần làm

Gần đây, sự xuất hiện của nhiều nhóm nhạc, ban nhạc và ca sĩ nước ngoài tại Việt Nam không còn là của hiếm. Một trong những tua diễn quen thuộc với công chúng yêu nghệ thuật tại các thành phố lớn là hòa nhạc Toyota được tổ chức thường niên. Sau đó là Hennessy, rồi nhiều chương trình nhạc nước ngoài khác như Rains coming, My Chemical Romance…

Gần đây, sự xuất hiện của nhiều nhóm nhạc, ban nhạc và ca sĩ nước ngoài tại Việt Nam không còn là của hiếm. Một trong những tua diễn quen thuộc với công chúng yêu nghệ thuật tại các thành phố lớn là hòa nhạc Toyota được tổ chức thường niên. Sau đó là Hennessy, rồi nhiều chương trình nhạc nước ngoài khác như Rains coming, My Chemical Romance… Thể loại âm nhạc được lựa chọn đến với công chúng Việt Nam cũng khá đa dạng. Tuy nhiên, dường như vẫn có một khoảng cách khá xa giữa nghệ thuật nước ngoài với Việt Nam , trong đó có góc độ thưởng thức của công chúng và kỹ thuật âm thanh, ánh sáng của những đơn vị tiếp nhận biểu diễn…

Mỹ Linh tour 06 là chương trình có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài
Mỹ Linh tour 06 là chương trình có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài
                                              

Sao vẫn thiếu “lửa”

 

Cách đây ít lâu, khi lang thang trên mạng Internet, tôi gặp trang nhật ký cá nhân (blog) của một ca sĩ nhạc rock từng đến Việt Nam biểu diễn. Trong bài viết về cảm xúc khi đến đất nước hình chữ S lần đầu, ấn tượng của anh không có gì sâu sắc. Thể loại nhạc rock được coi là “máu lửa” với bất cứ công chúng nào dành tình cảm cho nó, nhưng khi biểu diễn ở Việt Nam, dường như ban nhạc của anh không cảm nhận được sự “máu lửa” như trên các sân khấu nước ngoài khác mà các anh đặt chân đến.

 

Đọc những dòng cảm xúc ấy, tôi thực sự ngạc nhiên, bởi qua nhiều đêm diễn nhạc rock gần đây tại Việt Nam trong đó có tua diễn Rock Storm nổi tiếng của rocker Trần Lập, thì fan nhạc rock thực sự cũng “máu lửa” không kém người hâm mộ thể loại nhạc này ở nước ngoài. Nhưng tìm hiểu thêm chút nữa, tôi cảm nhận được một phần nguyên nhân ban nhạc rock ấy chưa thấy được độ “máu” của người hâm mộ Việt. Điều đó có một nguyên do bắt nguồn từ khoảng cách về công nghệ biểu diễn.

 

Chương trình “Hello VietNam” mời đạo diễn âm thanh và chuyên gia nước ngoài
Chương trình “Hello VietNam” mời đạo diễn âm thanh và chuyên gia nước ngoài

Công nghệ biểu diễn vẫn phải đi “mượn”

 

Theo phân tích của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này, khoảng cách về công nghệ biểu diễn giữa ta và nước ngoài thực chất gồm hai yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau: thiết bị máy móc và con người sử dụng thiết bị đó.  Trang thiết bị sân khấu và phòng thu ở những nơi hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện  vẫn còn khoảng cách khá xa so với thế giới. Đạo diễn âm thanh, ánh sáng hay các kỹ thuật viên Việt Nam trong các lĩnh vực này chẳng những ít về số lượng mà còn bị mai một, dù một số được đào tạo ở nước ngoài. Điều đó cũng lý giải việc nhiều chương trình biểu diễn lớn của ta vẫn phải “mượn” đạo diễn nước ngoài, hoặc người chịu trách nhiệm âm thanh, anh sáng là người nước ngoài. Nhiều chương trình “ngoại” cũng phải mang theo thiết bị từ bên ngoài vào. Điều đó cũng khiến nhiều nghệ sĩ nước ngoài mỗi khi đến biểu diễn tại Việt Nam lo lắng.

 

Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh biểu diễn trong chương trình “Hello VietNam”
Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh biểu diễn trong chương trình “Hello VietNam”

Khoảng cách từ sự không đồng bộ

 

Mượn thiết bị đương nhiên phải mượn người điều khiển. Nhưng vẫn không tránh khỏi sự lúng túng và ảnh hưởng tới chất lượng chương trình khi không có sự đồng bộ về con người và thiết bị. Để bảo đảm chất lượng âm thanh các liveshow với quy mô lớn, đặc biệt là chương trình ngoài trời, đạo diễn âm thanh hay các chuyên gia nước ngoài được mời như chương trình “Hello Vietnam” mời đạo diễn âm thanh người Nga Vladimir Khozyaenko, Mỹ Linh Tour 06 mời hai chuyên gia người Nhật Hirokama và Hoji... Nhưng ngay trong chương trình “Hello Vietnam ”, các ca sĩ và nhạc công vẫn phải tự tay loay hoay nối nhạc cụ với hệ thống điện...

 

Trong khi đó, ở các sân khấu nước ngoài, mọi việc đều phải sẵn sàng trước giờ biểu diễn. Không có thời gian cho sự thay đổi hay lúng túng.

 

Mỗi ban nhạc được bố trí một phòng riêng, trong đó trang bị đầy đủ tiện nghi như một phòng ở khách sạn và đồ ăn thức uống, vào ra đều phải đúng giờ. Một công ty cho thuê thiết bị biểu diễn được thuê trước đó mấy tháng. Họ chuẩn bị thiết bị và nhạc cụ sẵn sàng trên giá theo yêu cầu của ban nhạc, đến giờ thì đẩy toàn bộ ra sân khấu và cắm dây vào biểu diễn, không có thời gian để thử âm thanh. Phần chuẩn bị âm thanh do khoảng 10 người đảm nhiệm đều hết sức chuyên nghiệp. Có lẽ, sự chuẩn bị chuyên nghiệp và khoa học ấy vẫn còn cách công nghệ tổ chức biểu diễn ở Việt Nam một khoảng quá xa.

 

Đến thời điểm này, khán giả Việt Nam vẫn còn thông cảm được sự tồn tại của khoảng cách ấy, do điều kiện tài chính eo hẹp cùng với nền công nghiệp biểu diễn ở Việt Nam vẫn trong tình trạng còn manh mún và yếu ớt. Nhưng cùng với quá trình hội nhập quốc tế đang được tăng tốc, công nghệ tổ chức biểu diễn với các chương trình nghệ thuật hoành tráng mang tầm cỡ nước ngoài cũng nên được “nghiên cứu” để kéo gần hơn khoảng cách. Đó cũng là một hoạt động quảng bá Việt Nam gần gũi hơn với thế giới nhờ công nghệ giải trí mà một phần quan trong trong đó là các cuộc biểu diễn nghệ thuật.

 

Hoàng Xuân

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.