“Kéo dài thời gian tố tụng không phải xu hướng của nền Tư pháp văn minh”

“Kéo dài thời gian tố tụng không phải xu hướng của nền Tư pháp văn minh”
(PLO) -  Theo Viện trưởng VKSND Tối Cao Nguyễn Hòa Bình, một trong những nội dung sẽ được sửa đổi trong luật Tố tụng Hình sự là rút ngắn thời gian tố tụng. Bởi kéo dài thời gian tố tụng không phải xu hướng của nền Tư pháp văn minh.
Thể hiện tinh thần của Hiến pháp 2013 về việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân của bị can, bị cáo, trong kỳ họp thứ 9 QH khóa XIII, Dự thảo luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) sẽ được đưa ra lấy ý kiến ĐB. Bên lề QH, Viện trưởng VKSND Tối Cao Nguyễn Hòa Bình đã trả lời PV về một số vấn đề còn nhiều ý kiến tranh luận của Dự thảo
PV: - Thưa ông, quyền con người, quyền công dân của bị can, bị cáo được thể hiện như thế nào trong Dự thảo Luật Tố tụng Hình sự (Sửa đổi) lần này?
Viện trưởng VKSND Tối Cao Nguyễn Hòa Bình: - Thứ nhất là đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động tố tụng. Bộ luật đã đề ra nhiều yêu cầu, chế định, qui chế đảm bảo quyền của bị can, bị cáo, đảm bảo cho luật sư tham gia vào quá trình tố tụng sớm hơn, thuận lợi hơn. 
Đặc biệt,  nếu yếu tố để đảm bảo tranh tụng không đảm bảo thì Tòa có quyền không mở phiên tòa, trao cho LS và bị can, bị cáo có quyền thu thập chứng cứ, thay vì chỉ có đồ vật như quy định trước đây. 
Nội dung thứ hai là Dự thảo luật cũng cho phép bị can, bị cáo có quyền, ví dụ quyền tiếp cận tài liệu, đọc tài liệu, ghi chép tài liệu trong giới hạn hợp lý. 
Dự thảo luật cũng thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, theo đó, khi chưa có bản án có hiệu lực của Tòa thì bị can, bị cáo, người bị tình nghi được đối xử như người không phạm tội. Đây là một nguyên tắc tiến bộ. 
Ngoài ra, các biện pháp cưỡng chế tố tụng và hạn chế quyền con người, Dự thảo luật đã có những qui định chặt chẽ hơn, chỉ trao quyền này cho cấp có thẩm quyền là Thủ trưởng CQĐT và Viện trưởng VKS. 
Mặc dù theo xu hướng phải phân công rõ ràng hơn, phân cấp mạnh hơn cho các chức danh Tư pháp nhưng riêng những quyền đóng, mở các giai đoạn tố tụng, quyền quyết định tố tụng và ảnh hưởng đến quyền con người thì phải chặt chẽ.
Một nội dung nữa cũng khá tiến bộ là chúng ta đã có những qui định để làm rút ngắn lại thời hạn tố tụng. Kéo dài tình trạng căng thẳng của bị can, bị cáo không phải là xu thế của nền Tư pháp văn minh.  Chúng tôi đề nghị phải rút ngắn lại thời hạn, yêu cầu các cơ quan tố tụng phải trách nhiệm hơn, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án để hạn chế tình trạng căng thẳng cho bị can, bị cáo.
PV: - Theo ông, bị can, bị cáo có được quyền tiếp cận hồ sơ vụ án?
Viện trưởng VKSND Tối Cao Nguyễn Hòa Bình: Việc tiếp cận hồ sơ của bị can, bị cáo phải có điều kiện. Thứ nhất là khi không có luật sư thì bị can, bị cáo đảm nhận quyền tự bào chữa trước tòa, quyền này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, là quyền hiến định nên tố tụng phải thể hiện. 
Thứ hai là về thời điểm, cũng có nhiều người băn khoăn việc tiếp cận hồ sơ vụ án sẽ gây khó khăn cho quá trình tố tụng, nhưng trong luật qui định sau khi kết thúc điều tra thì được tiếp cận.
Thứ ba, bị can, bị cáo chỉ được tiếp cận hồ sơ liên quan đến việc buộc tội của mình, còn tài liệu khác thì không được tiếp cận vì không cần thiết cho quá trình tự bào chữa.
Thứ 4, liên quan đến an toàn hồ sơ, luật ghi chỉ được tiếp cận bản sao, hoặc tài liệu đã được số hóa, được đưa vào máy tính. Nhiều nước, như Thụy Sĩ, mỗi bị cáo được cấp một password để có thể truy cập vào một địa chỉ nào đó có đầy đủ thông tin cần thiết cho việc tự bào chữa của mình.
Trong băn khoăn của một số cơ quan về nội dung này, chúng tôi cũng thấy về cơ bản đã được giải quyết. Tuy nhiên, đây là quyền con người, ghi nhận trong Hiến pháp.
PV: - Giới hạn xét xử cho phép Tòa án xét xử theo hành vi chứ không phải tội danh mà VKS truy tố?
Viện trưởng VKSND Tối Cao Nguyễn Hòa Bình: Đây là vấn đề có nhiều tranh cãi trong quá trình xây dựng cũng như trong kinh nghiệm thực tiễn, thực thi BLTTHS hiện hành. Nếu qui định như luật hiện hành thì có lợi thế là quyền tự bào chữa của LS, của bị cáo khi tranh tụng là rất đảm bảo. 
Bị cáo, LS biết được thân chủ của mình bị truy tố về tội gì, khung, khoản thế nào trên cơ sở đó để chuẩn bị tài liệu tranh tụng. Nhưng cũng có một thực tiễn khác là với những vụ án mà đã rõ, nhưng Tòa không có quyền tuyên, Tòa phải trả lại hồ sơ để cơ quan truy tố trả cho CQĐT làm lại rồi mới đưa ra truy tố rồi Tòa mới xét xử. 
Như vậy thì việc xét xử kéo dài, vi phạm việc xét xử vụ án phải khẩn trương, rút ngắn các giai đoạn tố tụng. Nên Dự thảo xin ý kiến QH, tùy QH quyết định, cho phép Tòa án về mặt giới hạn xét xử không phụ thuộc vào tội danh của VKS truy tố, mà chỉ phụ thuộc, xét xử trên cơ sở hành vi của bị cáo. 
Nhưng nếu HĐXX tuyên với tội danh mà cao hơn tội danh VKS truy tố thì không được phép vì làm xấu đi tình trạng của bị can, bị cáo thì phải trả lại, nhưng nếu tuyên với tội danh thấp hơn thì được phép. Như vậy, quyền bào chữa và quyền con người vẫn được đảm bảo.
PV: - Xin cám ơn ông!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.