Indonesia: Rác thải vẫn luôn là vấn đề nhức nhối

Rác thải ngập tràn ở Indonesia
Rác thải ngập tràn ở Indonesia
(PLO) - Indonesia là một trong những nước xả rác nhiều hàng đầu thế giới, ước tính mỗi năm có tới 64 triệu tấn chất thải xả ra. Nhưng cũng chính nhờ rác thải mà nhiều người đã trở nên giàu có nhờ nhiên liệu tái chế. 

Theo CNA, làm nghề phân loại rác đã lâu nhưng dường như Eman Sulaiman đã trở nên quá quen thuộc với mùi hôi của rác. Nghề này đã theo ông gần hết cuộc đời và mùi hôi của rác cũng không còn khiến ông cảm thấy khó chịu. 36 năm trôi qua đây là công việc duy nhất mà ông có thể tìm thấy sau khi việc kinh doanh nhỏ của ông thất bát và phải đóng cửa. 

“Khi tôi bắt đầu công việc này, tôi cảm thấy nó rất kinh tởm. Rác bao gồm tất cả mọi thứ, kể cả động vật chết, cái mùi của nó khiến tôi muốn nôn Mửa và tôi cũng không thể ăn được thứ gì trong suốt mấy tuần. Nhưng thật may mọi thứ đã qua, giờ đây tôi đã quen với nó”, Eman cho biết. 

Khủng hoảng rác thải

Khi Indonesia ngày càng phát triển đô thị hóa, chất thải càng ngày càng nhiều. Theo Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, hàng năm quốc gia Đông Nam Á xả ra 64 triệu tấn chất thải, trong đó 14% là nhựa, góp phần đưa nước này xếp ở vị trí thứ 2 thế giới về rác thải nhựa trên biến, sau Trung Quốc. Trong khi đó, rác thải nhựa gây nhiều ô nhiễm cho môi trường, phải mất từ 500 - 1000 năm mới có thể phân hủy hết. Hơn nữa, khi thiêu hủy, nhựa sẽ thải ra không khí nhiều chất gây ra ung thư phổi, tắc nghẽn mạch máu và nhiều loại bệnh khác cho sức khỏe con người...

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về việc quản lý chất thải rắn trên phạm vi toàn cầu, lượng rác thải đang tăng lên nhanh chóng, thậm chí còn nhanh hơn tỷ lệ đô thị hóa. Trung bình ở các thành phố lớn trên thế giới xả thải ra khoảng 1,3 tấn chất thải rắn mỗi năm. Đến năm 2025, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khối lượng này sẽ tăng lên tới 2,2 tỷ tấn và tăng chi phí quản lý chất thải lên gấp 4 lần đối với các nước có thu nhập trung bình thấp như Indonesia. 

Việc xử lý rác thải cũng là vấn đề lớn ở nước này. Theo Bộ Môi trường và Lâm nghiệp, có tới 69% rác thải được đem đi chôn lấp, trong khi chỉ có 10% rác được xử lý bằng công nghệ chôn lấp vệ sinh. 

Tìm cách đối phó

Hiện nay, nhiều thành phố lớn tại Indonesia đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt không gian sống. Trước tình hình đó, chính quyền đã lên kết hoạch thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành quản lý chất thải tại địa phương. Chính phủ Indonesia cũng đã kêu gọi các cộng đồng địa phương thành lập các chương trình được gọi là Bank Sampah hoặc Waste Banks nhằm cải thiện chất lượng quản lý rác thải trên toàn quốc. 

Theo đó, chương trình này sẽ được tiến hành bằng cách yêu cầu các cư dân phải đem rác ra những điểm tập kết rác quy định trong khu phố của họ. Chất thải hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân hữu cơ, trong khi những loại rác khác cũng sẽ được phân loại, tái sử dụng hoặc mang đi tái chế. Chương trình cũng đã thu được kết quả tốt. Hồi tháng 3, Jakarta báo cáo rằng việc làm này đã giúp cắt giảm được 35% lượng rác thải, nhờ có 400 điểm tập kết rác trong thành phố. 

Theo giới chuyên gia, động thái này của Chính phủ là cứu cánh cần thiết nhằm mang lại cho nước này nhiều công nghệ mới và chuyên gia trong lĩnh vực.

Tuy nhiên, con số này cũng không đáng kể so với việc Indonesia là một trong những nước “sản sinh” ra nhiều túi nilon nhất trên thế giới. Chỉ riêng thủ đô Jakarta 10 triệu dân cũng thải ra lượng rác đủ để lấp đầy vài sân bóng đá mỗi ngày. Còn ở các bãi tập kết rác, ước tính khoảng 7.000 tấn rác thải ra mỗi ngày. Rác nhiều, việc thiếu xe chở rác cũng góp phần làm hạn chế khả năng quản lý chất thải của thành phố. 

Tháng trước, Chính phủ cũng đã ban hành quy định yêu cầu các cửa hàng tại nhiều thành phố trên cả nước phải áp dụng phí phụ thu là 200 rupiah (tức 0.01$) cho mỗi túi nhựa. Tuy nhiên, lệ phí này quá nhỏ để có thể răn đe hiệu quả. “Chính phủ đang làm quá ít không chỉ với nhựa, mà còn trong quản lý chất thải nói chung” - Marco Kusumawijaya của Trung tâm Nghiên cứu đô thị Rujak, Jakarta cho biết. “Túi nhựa nên bị cấm hoàn toàn vào thời điểm này... và Chính phủ tạo điều kiện cho các sáng kiến nhỏ được áp dụng rộng rãi hơn”, ông cho biết thêm.

Ngoài ra hồi tháng 2, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã phát động chiến dịch làm sạch môi trường biển tại Bali, Indonesia nhằm tìm cách loại bỏ các chất dẻo cho tới năm 2022, chất này chiếm tới 90% các chất thải ra đại dương trên trái đất. Với chiến dịch này, Indonesia sẽ là quốc gia đi tiên phong trong việc giảm thải lượng rác thải nhựa bị đổ xuống biển. Mục tiêu của chiến dịch là giảm 70% rác thải nhựa trong vòng gần 1 thập kỷ tới.

Làm giàu nhờ nhiên liệu tái chế

Quay trở lại với công việc của ông Sulaiman. Mỗi ngày có tới 100 gia đình trông cậy vào ông để giữ cho khu phố của họ được sạch sẽ. Bởi hầu hết các gia đình tại Jakara không phân loại rác thải, thay vào đó, công việc này phụ thuộc vào những người nhặt rác, họ thu gom rác tại các bãi rác và bán cho nhà máy tái chế.

Từ 7 giờ sáng cho tới chiều muộn, những người thu gom rác như ông Sulaiman vẫn chăm chỉ kéo những xe rác và thu gom tất cả các loại rác thải trên những con phố nhỏ. Công việc khá vất vả và yêu cầu phải nhanh chóng bởi nếu không rác sẽ lại ngập tràn trên đường bốc mùi hôi thối. 

Nhưng khác với Sulaiman, nhiều người có đầu óc đã dựa vào “biển rác” ở Indonesia để làm giàu. Nổi bật trong số đó là Hamidi, một “nhà khởi nghiệp xanh” trẻ. Trước đó, anh cũng ngại trước tình hình rác thải, anh đã tìm cách biến nhựa phế thải thành nhiên liệu đốt.

Hamidi bắt đầu nghĩ ra sáng kiến biến chất thải thành năng lượng một năm trước đây ở Tangerang, một thành phố khác khoảng 25km về phía Tây Jakarta. “Lúc đầu tôi chỉ muốn tự bắt đầu với một ý tưởng khởi nghiệp nhỏ. Nhưng trong quá trình học hỏi, tôi dần dần tìm hiểu các vấn đề về rác thải và nhận ra tác hại nghiêm trọng đang ngày càng tăng lên trong môi trường sống và tôi nghĩ rằng đây là vấn đề cần được giải quyết cấp bách nhất hiện nay ở Indonesia”, Hamidi chia sẻ. 

Hamidi chỉ là một trong số ít cá nhân và tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực quản lý chất thải và kêu gọi chính quyền địa phương trợ giúp những dự án về rác thải. 

Được biết, Hamidi tái chế 25kg chất thải hàng ngày bằng cách đốt nhựa và chưng cất hơi nước thành nhiên liệu lỏng. Ví như khi đốt túi nilong để trưng cất chất lỏng, thành phẩm thu được từ túi nilon bẩn sẽ được sử dụng để thay thế xăng để vận hành các phương tiện giao thông.

Ngoài Hamidi,  một doanh nhân có tên là Kevin Kumala cũng đã rất thông minh khi đưa ra sáng kiến sản xuất ra các loại bao bì, túi nilon từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường nhằm thay thế túi nhựa thông thường. 

Kevin và người bạn học làm trong lĩnh vực nghiên cứu nhựa sinh học của mình đã cùng làm ra một loại túi có thành phần là bột khoai mì, dầu thực vật và nhựa hữu cơ. Chiếc túi được làm ra có khả năng tự phân huỷ trong thời gian vài tháng trên cả đất liền lẫn trên biển, hoặc phân hủy ngay lập tức trong nước nóng. Kumala tuyên bố rằng nhựa hữu cơ của mình không hề có chất độc hại, và anh đã chứng minh bằng cách thả chiếc túi vào nước nóng rồi uống.

Kevin chia sẻ: “Túi khoai mì sẽ mang lại hy vọng cho các sinh vật biển, sẽ không còn tình trạng động vật bị chết do nuốt hoặc mắc kẹt vào rác nữa”.

Kevin Kumala hiện nay đang cung cấp tới 3 tấn túi khoai mì cho rất nhiều cửa hiệu, khách sạn tại Indonesia. Ngoài ra, Kevin cũng đã phát triển được các sản phẩm cho đồ ăn nhanh như cốc, ống hút, dao dĩa dùng một lần và các sản phẩm đều được làm từ khoai mì và mía.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.