Hút hồn những rừng trúc đậm chất Việt

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với những hàng trúc xanh mướt, cao chót vót, thẳng tắp như ngút tận trời cao, các rừng trúc với cảnh sắc thơ mộng đậm chất Việt đã khiến biết bao tín đồ đam mê khám phá yêu thích tìm đến. Những du khách trong và ngoài nước tới những rừng trúc để hòa mình vào không khí trong lành, yên tĩnh, nên thơ và cùng nhau “check in” những bức hình đẹp.
Rừng trúc đẹp như tranh vẽ mở hướng phát triển du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế. (ảnh: T. Dương)

Rừng trúc đẹp như tranh vẽ mở hướng phát triển du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế. (ảnh: T. Dương)

Những “viên ngọc xanh” quý giá

Từ khu vực đầu đường Trấn Vũ, đường Thanh Niên (Hà Nội), du khách và người dân được chiêm ngưỡng hàng ngàn cây trúc xanh mướt cao khoảng 4 - 5m. Ngoài những cây trúc cao vút, những khóm trúc nhỏ, tô thêm vẻ đẹp của rừng trúc. Hàng nghìn cây trúc được trồng theo hàng lối để du khách chiêm ngưỡng, dạo chơi, ngắm cảnh.

Dự án trồng 7.500 cây trúc và cải tạo vườn hồ Trúc Bạch do UBND quận Ba Đình được triển khai vào khoảng tháng 12/2023 đến nay. Theo đó, hàng cây trúc được trồng xen kẽ với con đường đi dạo quanh hồ. Mỗi cây trồng cách nhau 15 - 30cm, tạo hiệu ứng dày, kín, tạo cảnh quan độc đáo, khiến nhiều người ngỡ như đang lạc giữa núi rừng hoang sơ. Đặc điểm của cây trúc được trồng ven hồ Trúc Bạch là thân nhỏ, mọc thẳng, lá xanh mướt, tạo không gian xanh mát, yên bình và thơ mộng.

Khi mặt trời lên cao, ánh nắng xuyên qua kẽ lá, tạo thành những luồng sáng chiếu xuống mặt đất khiến hàng trúc như bừng sáng và trở nên lung linh hơn điểm thêm vẻ đẹp kiều diễm của hồ Trúc Bạch. Không chỉ bởi không gian xanh đặc trưng, việc trang trí, lắp bóng đèn xen kẽ, ẩn sâu bên trong, khi đêm xuống, đèn được bật lên hiện ra khung cảnh huyền ảo và thư giãn cho bất cứ ai đặt chân đến đây.

Trúc được trồng ven hồ Trúc Bạch được kiểm soát, không đẻ nhánh, không tạo bụi, không cành rậm rạp và không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Không gian xung quanh được bố trí rất nhiều tảng đá nguyên khối phục vụ người dân, du khách ngồi nghỉ ngơi thư giãn.

Du khách nước ngoài đi bên hàng trúc hồ Trúc Bạch. (ảnh: Hoàng Mạnh Thắng)

Du khách nước ngoài đi bên hàng trúc hồ Trúc Bạch. (ảnh: Hoàng Mạnh Thắng)

Du khách Nicolas Bách, 42 tuổi (Việt kiều Pháp) hân hoan: “Được về thăm quê hương, tôi liền đạp xe trên con đường Thanh Niên - nơi thời thanh xuân đã từng để lại biết bao kỷ niệm tuổi học trò. Khi bước vào rừng trúc, tôi thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng này. Dường như, những lo lắng, phiền muộn bay biến đâu mất. Tôi chậm rãi rảo bước trên con đường quanh co và hít hà hương thơm đặc trưng của trúc và hưởng trọn làn gió mát từ hồ Tây, hồ Trúc Bạch thổi qua. Thật thư thái!”.

Ngoài hàng trúc ở Hà Nội, du khách còn mê đắm với rừng trúc Mù Cang Chải. Không chỉ nổi tiếng bởi ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đồi mâm xôi La Pán Tẩn, Yên Bái còn hút hồn những ai đam mê khám phá với rừng trúc Mù Cang Chải hay có tên là rừng trúc bản Nả Háng Tủa Chử hoặc rừng trúc Púng Luông. Rừng trúc Mù Cang Chải nằm tại xã Púng Luông và cách trung tâm thị trấn Mù Cang Chải khoảng 20km. Kể từ tháng 7/2020, rừng trúc Mù Cang Chải mở cửa đón khách và trở thành một trong những điểm tham quan cực kỳ nổi tiếng tại Yên Bái.

Đường đi lên rừng trúc Mù Cang Chải khá khó khăn. Nếu di chuyển bằng xe máy, du khách phải trải qua đoạn đường đất rất khó đi, hẹp và dốc cao khiến nhiều người vững tay lái vẫn đôi lần giật thót tim. Sau khi chinh phục cung đường cua dốc, khu rừng trúc có tuổi đời hơn 60 năm với diện tích rộng trên 1ha dần hiện ra khiến du khách chìm đắm vào vẻ đẹp nguyên sơ. Những hàng cây trúc tươi tốt quanh năm, mùa nào cũng đẹp, nối đuôi nhau dày đặc. Càng đi sâu vào bên trong rừng trúc, du khách được chiêm ngưỡng những hàng trúc mọc thẳng tắp, nối đuôi nhau tạo nên một khung cảnh xanh mướt đẹp kỳ vĩ.

Người dân nơi đây đã chăm sóc và bảo vệ rừng trúc xanh bạt ngàn. Để tạo cảnh quan độc đáo, họ đã tạo ra nhiều góc chụp hình, nơi nghỉ chân cho du khách như cây cầu giữa rừng trúc, các căn chòi đẹp, thơ mộng... khiến du khách có cảm giác như đang đi giữa rừng trúc trong các bộ phim cổ trang, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc. Du khách có thể lắng nghe được tiếng chim rừng hót lúc sáng sớm hay chiều tà. Không ít du khách mang theo lều bạt, đồ ăn, thức uống cùng nhau cắm trại và không quên dọn vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

Rừng trúc Mù Cang Chải (Púng Luông) được tạp chí du lịch CN Traveler (Conde Nast Traveler) bình chọn là một trong TOP 20 điểm đến sắc màu nhất thế giới.

Cùng với khu rừng trúc ở Púng Luông còn có khu rừng trúc khác có tuổi đời còn lâu hơn đó là rừng trúc ở bản Háng Sung, xã Mồ Dề. Sau khi tham quan các rừng trúc ở Yên Bái, du khách có thể khám phá như bản Lìm Mông, đèo Khau Phạ, “sống lưng khủng long” Mù Cang Chải, đồi thông Hán Cuốn Dùa…

Rừng trúc Phja Oắc - Phja Đén nên thơ, lãng mạn

Thị trấn Nguyên Bình nằm trong tuyến du lịch phía Tây “Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay” của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Bên cạnh bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, Nguyên Bình (Cao Bằng) còn sở hữu nhiều cảnh đẹp hoang sơ và rừng trúc Nguyên Bình là một nơi như thế.

Để phát huy tiềm năng du lịch cảnh quan rừng trúc, năm 2021, huyện Nguyên Bình triển khai thực hiện “Chương trình đột phá xây dựng điểm ngắm cảnh, trải nghiệm vườn trúc sào trong vùng Phja Oắc - Phja Đén”. Đường từ thị trấn Nguyên Bình đến rừng trúc khá dễ đi, rộng rãi, sạch đẹp, có thể di chuyển bằng ô tô đến tận nơi.

Khu rừng trúc Phja Oắc - Phja Đén có tổng diện tích hơn 30ha, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Khí hậu Nguyên Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thích hợp để cây trúc phát triển. Dọc con đường từ Nguyên Bình vào Bảo Lạc, màu xanh bạt ngàn của những cây trúc sào choán lấy tầm mắt của du khách.Khu rừng trúc Phja Oắc - Phja Đén có tổng diện tích hơn 30ha, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Khí hậu Nguyên Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thích hợp để cây trúc phát triển. Dọc con đường từ Nguyên Bình vào Bảo Lạc, màu xanh bạt ngàn của những cây trúc sào choán lấy tầm mắt của du khách.

Rừng trúc Phja Oắc - Phja Đén nên thơ, lãng mạn khiến nhiều du khách mê đắm. (ảnh: T. Dương)

Rừng trúc Phja Oắc - Phja Đén nên thơ, lãng mạn khiến nhiều du khách mê đắm. (ảnh: T. Dương)

Trúc mọc trên sườn đồi, men theo bờ suối, băng qua những thung lũng và ôm ấp lấy những mái ngói âm dương. Trên đường đi có nhiều góc “check in” cho du khách thích chụp ảnh, ưu tiên sử dụng vật liệu hài hòa, thân thiện môi trường và phù hợp với khí hậu trong vùng. Ngoài đường bê tông dẫn thẳng vào vườn trúc, nơi đây còn có các lối nhỏ để đi dạo quanh rừng. Du khách ngỡ ngàng, cuốn hút đến lạ lùng trước những cảnh sắc mà tạo hóa đã ưu ái ban cho vùng đất này. Không khí trong lành ở miền sơn cước, cơn gió thổi qua mang đến một tổ hợp âm thanh giữa tiếng xào xạc của lá cây, đệm thêm tiếng chim hót. Tất cả tạo nên một bản tình ca vô cùng thanh bình, nên thơ, lãng mạn.

Dạo quanh rừng trúc, du khách không chỉ được thư giãn hòa mình với thiên nhiên mà còn thỏa sức sáng tạo với các góc “check in” đầy ấn tượng, lãng mạn. Để có rừng trúc đẹp, người dân nơi đây phải đợi ba năm để cây trúc có thể trưởng thành. Sau đó, họ sẽ tiến hành tách tỉa, thu hoạch và trồng thêm cây con bổ sung. Từ khi rừng trúc có khách du lịch ghé thăm, người dân địa phương nhắc nhở nhau hạn chế khai thác, giữ gìn cảnh quan để khu rừng luôn tươi xanh, phát triển.

Bên cạnh rừng trúc, du khách còn có thể săn mây trên đỉnh Phja Oắc thăm đồi chè Kolia, trang trại cá hồi, rừng trúc, tìm hiểu văn hóa đồng bào dân tộc. Xóm Bản Phường, xã Thành Công có 57 hộ, hơn 200 nhân khẩu, nhà khá thưa thớt, nơi có các dân tộc Dao Tiền, Dao Đỏ, Tày và Nùng cùng sinh sống. Do đó, đến đây du khách còn có thể tìm hiểu về đời sống, phong tục tập quán của bà con dân tộc thiểu số. Đồng thời, du khách có thể thưởng thức các món ngon, đặc sản Cao Bằng như lạp sườn, thịt gác bếp, hái hạt dẻ, xem cách làm miến dong, cùng bà con thu hoạch lúa nếp…

Du khách cũng có thể tham quan các địa danh nổi tiếng khác của tỉnh Cao Bằng như: thác Bản Giốc, đèo Mã Phục, hồ Thang Hen, núi Thủng, rừng thông cổ thụ, tìm hiểu văn hóa dân tộc Dao Tiền ở xóm Hoài Khao…

Không chỉ gắn bó với người dân trong sinh hoạt, sản xuất, giờ đây trúc còn mở hướng phát triển du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.