Hướng dẫn sử dụng y dược cổ truyền điều trị COVID-19: Phương pháp gần gũi, dễ thực hiện

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19" (Hướng dẫn) mà Bộ Y tế mới ban hành đã đưa các biện pháp châm cứu, xoa bóp để điều trị giai đoạn hồi phục, dùng phương pháp thở sâu và y thực trị như một phương pháp bổ trợ phòng, chống dịch COVID-19...

Bài xoa bóp toàn thân theo Hướng dẫn của Bộ Y tế thì dùng tay xoa bóp 5 vùng: đầu-mặt-cổ-vai, ngực-bụng, lưng, tay, chân. Ai cũng có thể tự thực hiện phương pháp này, trong bất kỳ điều kiện nào, miễn là tay chân còn có lực và có thể cử động được.

Thực tế lâm sàng cho thấy nếu bệnh nhân có thể dùng nguồn nhiệt mạnh hơn như máy sấy tóc chẳng hạn, để hơ nóng các vùng nói trên thì sẽ điều trị được COVID ở mức độ: không triệu chứng, nhẹ và vừa.

Phương pháp thở sâu, theo Hướng dẫn, có thở bụng và thở ngực theo nguyên tắc: êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài.

Việc thở thì ai cũng phải thở. Nhưng tiếc là không phải ai cũng biết thở đúng cách. Hướng dẫn hướng dẫn cách thở để giúp bệnh nhân tăng thông khí phổi.

Phương pháp này nếu trở thành thói quen thì cũng rất tốt cho sức khỏe, đảm bảo tốt quá trình phòng bệnh.

Hướng dẫn giải thích chi tiết: “Thở sâu có tác dụng chung là: làm tinh thần dễ đi vào yên tĩnh, thông qua sự thay đổi áp lực ở bụng và ngực để xoa bóp nội tạng một cách nhịp nhàng, trong một thời gian tương đối dài làm tăng sức khỏe của nội tạng và cải thiện tuần hoàn trong ổ bụng.”.

Phương pháp Y thực trị là dùng việc ăn uống (thực) để trị bệnh. Đại thể là tuỳ bệnh trạng mỗi người mà trong bữa ăn, chọn những món ăn thức uống sao cho có thể góp phần điều trị được bệnh tật.

Chẳng hạn, theo Hướng dẫn, thể trạng nhiệt thì cần tránh ăn các đồ chiên, nướng, không nêm quá mặn, tránh các loại trái cây nóng như Vải, Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng, Mít, Mận miền Bắc, Cherry. Nên ăn các món salad, canh, xào nhanh, uống đủ nước. Các thức ăn bài thuốc giúp bổ phế âm, thanh nhiệt như Rau sam, Khổ qua, Bầu, Bí, Củ cải trắng, Cần tây, Đậu xanh, Trà xanh, Râu bắp, Cá chép, Mồng tơi, Dưa hấu

Món ăn, thức uống giúp cho phổi, dành cho thể trạng nhiệt: trà cúc; chưng lê với đường phèn; canh hoa mướp.

Thể trạng hàn thì tránh ăn salad, kem lạnh, nước đá, các món mang tính hàn như cà chua, cà pháo, măng, cam, chanh, dưa hấu, dừa, dưa leo, mướp... Nên nấu chín uống sôi, có thể dùng nhiều các món canh hầm, kho, rim, trong nấu ăn dùng nhiều hành, tỏi, nghệ , giúp tăng dương khí cho cơ thể.

Các thức ăn bài thuốc giúp ấm phổi, tăng cường dương khí gồm gừng, hành tỏi, quế, hồi, thảo quả, tiêu, tía tô, kinh giới, thịt dê.

Món ăn, thức uống giúp cho phổi, dành cho thể trạng hàn: Trà tía tô gừng; Cháo hành gừng; Củ sen kho thịt.

Hướng dẫn chia 5 thể trạng với hàng chục món ăn thức uống tương ứng.

Phương pháp làm một mà được hai này rất cần được khuyến khích mở rộng sau này cho việc ngừa bệnh.

Có thể thấy, Hướng dẫn mới ban hành đã phần nào hướng đến đưa việc trị liệu về gần với sinh hoạt hằng ngày hơn, giúp mọi người thêm yên tâm sống chung với dịch.

Bạn đọc có thể tham khảo Hướng dẫn “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19” trên website của Bộ y tế để biết thêm chi tiết nhằm áp dụng cho chính xác.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.