Không được xông trực tiếp tinh dầu sả, bạc hà, tràm… vào người

Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký quyết định ban hành tài liệu chuyên môn về "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19". 

Tại quyết định, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng y tế các bộ, ngành căn cứ vào nguồn lực cùng tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị để chủ động ứng dụng y dược cổ truyền trong phòng, chống dịch

Đồng thời, tổ chức triển khai "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19", kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong phòng và điều trị.

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ, nguyên tắc chung sử dụng y dược cổ truyền để phòng và điều trị COVID-19, về phòng bệnh, dùng các phương pháp y dược cổ truyền để bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng. Chú ý tuân thủ quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.

Về điều trị, căn cứ vào chẩn đoán, biện chứng luận trị và thể chất, tình trạng cụ thể của người bệnh. Điều trị càng sớm càng tốt; chú trọng vị trí bệnh và chứng hậu chủ yếu đối với từng giai đoạn của bệnh.

Bên cạnh đó, theo sát các diễn biến bất thường của bệnh; Tùy từng tình trạng bệnh lý và giai đoạn của người bệnh, thầy thuốc kê đơn gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền phù hợp với lý, pháp, phương, dược và tính chất truyền bệnh của y học cổ truyền;

Trường hợp kết hợp với y học hiện đại, tham khảo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bằng y học hiện đại của Bộ Y tế; đồng thời có kế hoạch điều trị, theo dõi và dự phòng hợp lý.

Trong văn bản hướng dẫn, Bộ Y tế lưu ý không áp dụng đối với trẻ em. Riêng đối với phụ nữ mang thai, trong quá trình điều trị cần chú ý tới những thay đổi sinh lý khi mang thai.

Không được xông trực tiếp tinh dầu sả, chanh, bạc hà, bưởi, tràm… vào người

Theo Y học cổ truyền, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, giai đoạn đầu tập trung chủ yếu ở vùng mũi họng. Sử dụng một số phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác theo quy định để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh.

Khi không dùng thuốc thì tập thở (Thở bụng theo nhịp điệu "êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài"); Thở ngực: Theo nhịp điệu "êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài" và "hít vào ngực nở, bụng lép, thở ra ngực lép, bụng hơi phồng".

Tự xoa bóp toàn thân (tập hàng ngày 10-15 phút/lần x 02-03 lần/ngày vào sáng, chiều, tối): Ngồi xếp bằng, hoa sen, trên ghế; lưng thẳng; mặt nhìn thẳng; xát nóng hai lòng bàn tay với nhau và dùng 02 tay xoa bóp cho cơ thể, làm từ trên xuống dưới theo hướng dẫn.

Khi dùng thuốc: Nếu thuốc dùng ngoài thì xông phòng ở, nơi làm việc thì dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp.

Nguyên liệu dùng có thể là hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió…

Đồng thời có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tuỳ theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hoà tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.

Hoặc có thể sử dụng tinh dầu hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm, quế, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.

Theo đó, tuỳ theo diện tích phòng (10 - 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 - 4ml), hoà tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.

Đối với phương pháp này, Bộ Y tế lưu ý không được xông trực tiếp vào người; Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.

Để phòng bệnh bằng y học cổ truyển có thể sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng, thuốc cổ truyền để súc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.

Hoặc lựa chọn sử dụng một số dược liệu, thuốc cổ truyền nhằm bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng: hoài sơn, trần bì, hoàng kỳ, bạch linh, bạch biển đậu, đảng sâm, thái tử sâm, ý dĩ nhân, cam thảo

Bộ Y tế lưu ý người có bệnh lý nền cần tuân theo tư vấn và chỉ định của thầy thuốc. Với những người có thể trạng béo, bệu thì phải dùng kiện tỳ trừ thấp.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.