Huế: Một ngư dân tử vong do mực bạch tuộc cắn

Con mực bạch tuộc căn chị T đã chết
Con mực bạch tuộc căn chị T đã chết
(PLO) - Khi đang cùng chồng kéo lừ bắt cá trên biển, chị T bị mực bạch tuộc cắn vào chân dẫn đến tử vong.

Khoảng 2 giờ sáng ngày 7/7, vợ chồng anh Hoàng Xuân (32 tuổi) và chị Văn Thị T. bắt đầu kéo lừ ở khu vực biển Hòn Chảo thuộc  huyện Phú Lộc (TT-Huế) giáp ranh vùng biển Đà Nẵng. Đến khoảng 3 giờ sáng, khi vợ chồng anh Xuân đứng trên thuyền, bắt đầu kéo lừ thì chị T. bất ngờ bị con mực bạch tuột cắn ở chân. Chị la lên, rồi ngất đi.

Sau đó, anh Xuân đã chạy thuyền vào bờ, thuê xe đưa vợ vào Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng cấp cứu nhưng các bác sĩ thông báo, vợ anh đã tử vong.

Theo lời anh Xuân, bác sĩ cho biết, vợ anh bị trúng độc do mực bạch tuột.

Được biết, gia cảnh của vợ chồng anh Xuân rất khó khăn khi cả 2 con đều còn nhỏ.

Ngay khi nhận được tin báo, cơ quan công an và chính quyền địa phương đã có mặt tại nhà anh Xuân để nắm thông tin, điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị T. Theo cơ quan điều tra, qua xác minh ban đầu thì chị T. chết là do con bạch tuột cắn chị có độc tố.  Người dân mong muốn, cơ quan chức năng nên lấy mẫu của mực bạch tuộc này để xét nghiệm. 

Theo Viện Pasteurs Nha Trang, loại mực bạch tuộc có các đốm xanh xuất hiện ở vùng biển miền Trung vào đầu năm 2001. Chúng có đủ kích cỡ, chiều dài 6-20 cm, có 8 vòi, trọng lượng trung bình khoảng 50 gam. Khi bị kích động hoặc chuẩn bị tấn công, màu sắc của các con mực này trở nên sặc sỡ. Đó chính là lúc chúng tiết chất độc từ tuyến nước bọt. Chất độc này rất nguy hiểm đối với hệ thần kinh, nhất là ở trẻ em và người già ốm yếu…

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.