Hôn có thể khiến trẻ tử vong

Hôn có thể khiến trẻ tử vong
(PLO) - Người lớn thường thể hiện tình yêu thương của mình bằng cách hôn trẻ. Ít ai biết hành động này mang lại cho trẻ rất nhiều nguy cơ về bệnh tật, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Con đường truyền bệnh nhanh nhất

Còn nhớ vào giữa tháng 9/2015, cư dân mạng đã truyền nhau thông điệp của một bà mẹ người Anh: “Đừng cho người khác hôn con bạn” sau khi cô con gái mới sinh của người mẹ này phải nhập viện vì một nụ hôn của người lạ. Em bé đã bị nhiễm virus Herpes gây bệnh mụn rộp khiến toàn bộ vùng da quanh miệng bị thương tổn. May mắn là cô bé đã được các bác sĩ cấp cứu, điều trị kịp thời.

Sự việc này chẳng có gì là lạ bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, rất dễ bị lây lan các bệnh truyền nhiễm. Nếu người chăm sóc trẻ hoặc người tiếp xúc trẻ mang virus, vi khuẩn gây bệnh thì có thể dễ dàng truyền qua trẻ em bằng con đường hô hấp, hoặc qua vết xước trên da.

Với người Việt chúng ta, việc thể hiện tình yêu thương bằng cách hôn trẻ cũng ngày càng trở lên phổ biến. Một bà mẹ mới sinh được vài ngày, người thân, bạn bè nghe tin vội vàng đến hỏi thăm, chúc mừng. Đó là tình cảm đáng trân quý và nên được giữ gìn. Nhưng xin đừng vội vàng thể hiện tình yêu với em bé bằng cách hôn vào môi em vì nụ hôn ấy sẽ vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của em.

Còn nhớ một độc giả đã từng gửi thư về cho chuyên mục này cho biết: “Bé nhà tôi mới được 5 tháng tuổi, trộm vía bé ăn ngủ tốt nên cũng tăng cân đều. Thế nhưng, bác của bé mỗi lần đi làm về chưa thay quần áo, rửa chân tay gì đã sang bế cháu rồi hôn vào môi, vào mặt cháu. Biết là bác quý cháu nhưng tôi vẫn thấy rất lo lắng. Bác lại làm nghề may nên người dính rất nhiều bụi vải. Quả nhiên, sau những cái ôm, cái hôn đó cháu thường xuyên bị đau mắt. Có lần bác bị cảm cúm cũng qua đó mà lây bệnh sang cháu luôn. Tôi thấy rất khó xử”.

Không chỉ với người khác, mà ngay chính bản thân người mẹ, nếu trong người đang mang bệnh mà ôm hôn con cũng dễ dàng truyền bệnh cho con. Các nhà khoa học cho biết, trung bình trong miệng chúng ta có đến hơn 600 loại vi khuẩn. Khi hôn trẻ, nếu người lớn đang mắc các bệnh về răng miệng, dạ dày thì vô tình sẽ truyền cả những loại vi khuẩn gây bệnh này sang cho bé yêu của mình thông qua tuyến nước bọt.

Hãy đảm bảo mọi thứ luôn được sạch sẽ trước khi bế trẻ

Để bảo vệ cho bé yêu của mình, trước hết các bà mẹ cần phải đảm bảo mọi thứ luôn được sạch sẽ trước khi bế trẻ. Tay sạch, quần áo sạch và không mắc bệnh truyền nhiễm. Trong khi bế trẻ thì nên dừng ngay việc hôn trẻ. Cũng cần thiết phải phân tích cho người khác biết về tác hại của hành động này, nhất là với những người bị bệnh mụn nước vì loại virus này sẽ lây truyền trực tiếp qua việc hôn, sờ, tiếp xúc.

Người trang điểm đậm cũng không nên hôn trẻ vì mỹ phẩm có chứa không ít thủy ngân, chì và các hóa chất khác. Những chất này sẽ gây tình trạng viêm da bé hoặc làm cho bé bị nhiễm độc chì. Những người bị bệnh răng miệng cũng không nên hôn trẻ. Các bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, sâu răng… trong miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn. Khi hôn trẻ, những vi khuẩn này sẽ lây sang bé làm miệng bé bị hôi, dễ bị nấm miệng và các bệnh về miệng khác.

Người bị bệnh cảm cúm càng không nên hôn trẻ vì virus cảm cúm rất dễ lây sang bé rồi gây ra các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa. Khi bị lây cảm cúm, cơ thể bé sẽ rất khó chịu, quấy khóc, đôi khi bỏ ăn dẫn đến tình trạng sút cân, người mệt mỏi. Người bị viêm gan, bị tiêu chảy cũng không nên hôn trẻ.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.