Hội quán Ôn Lăng Phúc Kiến "nốt trầm" giữa lòng TP HCM

Giữa lòng TP HCM phồn hoa ồn ã, Hội quán Ôn Lăng Phúc Kiến còn được gọi là Chùa Quan Âm như một nốt trầm lắng đọng nối liền nhịp sống sôi động với miền tâm linh yên ả của con người. 

Giữa lòng TP HCM phồn hoa ồn ã, Hội quán Ôn Lăng Phúc Kiến còn được gọi là Chùa Quan Âm như một nốt trầm lắng đọng nối liền nhịp sống sôi động với miền tâm linh yên ả của con người. 

Hội quán
Hội quán nhìn từ xa như một con thuyền đang bình an neo đậu
Ngôi chùa cổ quý hiếm
Từ xa nhìn vào toàn cảnh ngôi chùa người ta sẽ thấy đó là hình ảnh biểu tượng của một con thuyền rồng  mũi nhọn cong nổi bật với gam màu đỏ sáng, con thuyền như đang bình an neo đậu bên nhịp sống năng động của phố phường. Mái ngói của chùa thấp tạo một tầm nhìn hoàn hảo để du khách dễ dàng chiêm ngưỡng những trang trí đa dạng bên trên.
Từng cặp rồng có kiểu dáng lạ mắt như vừa từ trên trời uốn mình đáp xuống, ẩn hiện kề bên đó là tổ hợp tượng các nhân vật huyền thoại với những tư thế và nét biểu cảm rất lạ lùng. Đan xen một cách đầy nghệ thuật vào đó là các phù điêu bằng gốm sứ khắc họa thật ấn tượng như càng kích thích sự hiếu kỳ, khiến du khách nóng lòng nhanh bước vào trong để thỏa sức khám phá một thế giới tâm linh rất độc đáo này…
Ngôi chùa cổ và quý hiếm bậc nhất này là Hội quán Ôn Lăng Phúc Kiến còn được gọi là Chùa Quan Âm tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử quận 5, TP HCM. Bao quanh chùa là các khu phố buôn bán sầm uất của vùng trung tâm Chợ Lớn. Chùa do nhóm người Hoa - Phúc Kiến di cư sang Việt Nam lập nên vào khoảng thế kỷ 17.
Vào thời điểm đó, Hội quán chính là nơi gặp gỡ chia sẻ khó khăn và giúp nhau ổn định cuộc sống của những người đồng hương Phúc Kiến. Rồi dần dần với nhu cầu tâm linh Hội quán trở thành  nơi thờ cúng chiêm bái các vị thần dân gian theo tín ngưỡng của người Hoa…
Hội quán được xây dựng từ năm 1740 với kiến trúc ban đầu bằng gỗ và đá theo phong cách đền miếu được chạm trổ tinh xảo ấn tượng mang giá trị văn hóa cao. Đến nay chùa qua nhiều lần trùng tu và được bảo quản rất tốt hiện trạng đã gần 300 năm qua.
Phong phú tín ngưỡng dân gian

Gọi là chùa Quan Âm nhưng bà Thiên Hậu mới là vị thần được thờ chính nơi chánh điện của chùa này.

Thiên hậu Thánh mẫu được thể hiện là người phụ nữ phúc hậu, đội mão mặc áo choàng có hai cung nữ hầu hai bên. Tương truyền bà là người Phúc kiến có phép màu và vị thần phù hộ rất linh ứng cho người đi biển.

Tín ngưỡng cúng bà Thiên Hậu rất phổ biến trong công đồng người Hoa và người Việt, là lễ hội dân gian phổ biến nhất hàng năm từ đó đến nay ở Sài Gòn.

Ngoài vị thần thờ chính này bao quanh khuôn viên của chùa cả ba điện thờ là hàng loạt các gian thờ các vị thần dân gian khác. Mỗi gian thờ đều được trang trí bao lam chạm trổ tinh xảo với các đối trướng ca ngợi công đức, vật phẩm cúng bái và khói hương luôn nghi ngút suốt ngày đêm.

Du khách rất dễ nhận ra các nhân vật thần thoại này qua các câu chuyện hoặc trên phim ảnh cổ trang của người Hoa. Dễ nhận thấy nhất đó là hình tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào-Bắc Đẩu, Tề Thiên Đại Thánh, Dương Tiễn, Tử Vi, Thành Hoàng, Thần Tài- Thổ Địa, Cha Trời Mẹ Đất hoặc các nhân vật anh hùng trong truyện Tam quốc chí và còn rất nhiều vị thần khác nữa được thờ tại đây.

Đó chính là nét đặc biệt và thu hút nhiều người đến đây lễ bái cầu tài lộc hay để giải trừ xui xẻo. Người ta có thể bày tỏ gửi gắm tâm nguyện của mình với một vị thánh thần có chức sắc và lĩnh vực chủ trị rất cụ thể. Người cầu về nhà cửa, kinh doanh thì có thần Quảng Trạch Tôn Vương, người Hoa tin rằng đây là vị thần chuyên giúp người dân ổn định cuộc sống. Người cầu con hay sắp sinh nở thì cúng lễ ở bàn thờ bà Mẹ sanh. Người đi sông nước hay làm ăn phương xa thì cúng bà Thiên Hậu. Học hành thi cử thì cúng thần Hoa Quang…

Trong dãy sáu gian thờ các vị thần linh nơi đây  gần gũi và ấn tượng nhất là gian thờ Bao Công một nhân vật quen thuộc qua các bộ phim về các vụ án ly kỳ rất thu hút người xem trên truyền hình. Bao Công là vị quan ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam nơi này từng là kinh đô của triều đại nhà Tống bên Trung Quốc. Bao Công nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình. Trong suốt thời gian làm quan ông đã phá được nhiều vụ án, giúp dân cư an hưởng thái bình.
Đó là giai đoạn người dân sống trong hạnh phúc với bối cảnh nền kinh tế phát triển vượt bậc vào thời điểm đó. Theo truyền thuyết, Bao Công chính là Sao Văn Khúc trên trời giáng trần đáp ứng nguyện vọng của người dân. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian ban đêm ông còn phải xử án ở âm ty. Biểu tượng vầng trăng trên trán của ông tựa như ánh trăng công lý soi sáng ngay cả ở những nơi tăm tối nhất. Vị quan công minh này luôn bảo vệ công lý, cầm cân nảy mực được người đời yêu quí gọi là Bao Thanh Thiên (người có đức độ sáng như trời xanh).
Niềm tin vào công lý cũng như công đức ấy còn mãi được ca tụng và lưu truyền đến nay. Một loại lễ vật có ý nghĩa rất sâu sắc mà người ta thường cúng nơi gian thờ Bao Công là dầu thực vật. Dầu cúng được rót chung vào chiếc bình thủy tinh to đặt trước bàn thờ với mong muốn là để ánh sáng công minh ấy luôn được cháy sáng quanh năm. 
Trong một lần tham quan chùa, tôi gặp anh Văn Thanh là giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản ở Sài Gòn. Anh là người thường đến viếng thăm và cúng lễ tại chùa này. Anh tâm sự: "Tôi là người từng đi học và tốt nghiệp ở nước ngoài nhưng với tôi sự kết nối tâm linh vào cuộc sống là một nét đẹp văn hóa, nó giúp con người thêm tự tin nhất là trong lúc gặp khó khắn. Giải tỏa những tâm tư của mình bằng liệu pháp tâm linh chính là liều thuốc giảm stress rất hiệu quả".
Hoàng Dũng Hùng 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.