Hoàn thiện khung pháp lý về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Hoàn thiện khung pháp lý về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 10/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 843/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027. Hiện các cơ quan đang tham khảo kinh nghiệm để ban hành chính sách hướng dẫn .

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm (Responsible business practice - RBP) là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Chính vì vậy, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã công bố Các nguyên tắc hướng dẫn về Kinh doanh và Quyền con người (UNGPs), nhằm thúc đẩy nội dung này trên quy mô toàn cầu và hướng tới hỗ trợ các quốc gia cụ thể hóa thành chương trình hành động của từng quốc gia

Thông tin tại Hội thảo “Xây dựng và thực thi chính sách thúc đẩy Thực hành kinh doanh có trách nhiệm - Kinh nghiệm của EU và thực tiễn tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) phối hợp với ProNGO! e.V. (Đức) tổ chức ngày 03/11, ông Trần Nhật Minh - Viện trưởng RED cho biết, tính đến tháng 10/2019 đã có 25 quốc gia đã đưa các vấn đề kinh doanh có trách nhiệm vào một phần các chương trình nghị sự quốc gia.

Trong đó, 23/25 quốc gia đã xác lập Chương trình hành động quốc gia với những mục tiêu cụ thể phù hợp với bối cảnh quốc gia. Tại Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia đầu tiên trong khu vực ban hành Chương trình hành động quốc gia (vào tháng 9/2019, phiên bản cập nhật năm 2022).

23/25 quốc gia đã xác lập Chương trình hành động quốc gia RBP.

23/25 quốc gia đã xác lập Chương trình hành động quốc gia RBP.

Tại Việt Nam, Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2027 (Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 10/7/2023của Thủ tướng Chính phủ). Đây được xem là cơ sở quan trọng và nội dung cụ thể mà Hội thảo đề cập đến.

“Quan sát trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy bên cạnh một số nội dung mang tính khuôn khổ mà UNDP và Bộ Tư pháp đã công bố thì chưa có hướng dẫn cụ thể và thông tin kinh nghiệm từ quốc tế áp dụng với trong nước, trong đó, đặc biệt nhất là ghi nhận những ý kiến chia sẻ và đóng góp từ khối Doanh nghiệp trong thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam…” - Đại diện RED nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Huấn - Chuyên gia Kinh doanh có trách nhiệm - UNDP Việt Nam, thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng tính cạnh tranh và tiếp cận được nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường cao cấp trên thế giới (như EU, Mỹ…)

Đại diện UNDP cũng khẳng định, UNDP đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Bà Brenda Candries - đại diện của Phái đoàn EU tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Bà Brenda Candries - đại diện của Phái đoàn EU tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Brenda Candries - đại diện của Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, chuyển đổi xanh và thực hành kinh doanh có trách nhiệm là nội dung được phản ánh ở 2 trong số 3 lĩnh vực ưu tiên của Chương trình viện trợ đa niên (MIP) giai đoạn 2021 - 2027 nhằm hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn kỹ thuật số thích ứng với khí hậu; và tinh thần kinh doanh có trách nhiệm và nâng cao kỹ năng để có việc làm thoả đáng.

“Phái đoàn EU tại Việt Nam và các quốc gia thành viên EU đã thống nhất hợp tác cùng nhau, theo cách tiếp cận nhóm Châu Âu, với những ưu tiên giống nhau, với trọng tâm ban đầu là việc làm thoả đáng và tinh thần kinh doanh có trách nhiệm để hỗ trợ áp dụng hiệu quả các công ước cơ bản của Tổ chức lao động thế giới tại Việt Nam…” - bà Brenda Candries chia sẻ.

Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam cũng cho biết, cách tiếp cận có nhiều bên liên quan là cần thiết cho sự thịnh vượng của xã hội và hành tinh của chúng ta.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi rất coi trọng việc hợp tác đa phương với các tổ chức xã hội và các hiệp hội, cũng như khối doanh nghiệp, để đạt được sự phát triển toàn diện và bền vững, đồng thời thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của chúng tôi" - bà Brenda Candries chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Đọc thêm

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.