Hoa hậu Hà Kiều Anh khẳng định mình là 'Công chúa triều Nguyễn', hậu duệ Vua Minh Mạng lên tiếng phủ định

Hoa hậu Hà Kiều Anh khẳng định mình là 'Công chúa triều Nguyễn', hậu duệ Vua Minh Mạng lên tiếng phủ định
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thông tin Hoa hậu Hà Kiều Anh đăng tải về việc cô là "Công chúa 7 đời của triều Nguyễn" đang gây xôn xao...

Tối 26/6, Hà Kiều Anh bất ngờ khoe loạt ảnh ngày trẻ của bà nội tên Nguyễn Tăng Diệu Hương là con gái của bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh - tức con cháu Hoàng tử thứ 11 của vua Minh Mạng. Kèm theo đó, Hà Kiều Anh còn kể về giai thoại hào hùng và vẻ vang của ông bà khiến ai nấy trầm trồ.

Hoa hậu Hà Kiều Anh cho rằng cô là "Công chúa đời thứ 7 của triều Nguyễn"

Hoa hậu Hà Kiều Anh cho rằng cô là "Công chúa đời thứ 7 của triều Nguyễn"

Trước thông tin này, nhà nghiên cứu độc lập trẻ Tôn Thất Minh Khôi - hậu duệ Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa thứ 8 triều Nguyễn (người sáng lập trang Thiên Nam lịch đại hậu phi, chuyên cung cấp thông tin về hậu phi, nội cung sử Việt) đã lên tiếng, cho rằng: Hoa hậu Hà Kiều Anh không phải "công chúa" đời thứ 7 triều Nguyễn như chị tự xưng.

Minh Khôi cho biết sở dĩ anh lên tiếng vì câu chuyện từ trang Facebook của Hà Kiều Anh được rất nhiều các báo, trang mạng trích dẫn lại, các trang cộng đồng cũng thay phiên repost, càng khiến thông tin chưa chính xác được lưu truyền.

"Mình xin chỉ những lỗi sai về kiến thức cực kỳ cơ bản nhưng rất nghiêm trọng mà chị Hà Kiều Anh đã mắc phải trong bài đăng của mình", anh nói.

Hà Kiều Anh hoàn toàn không phải là "Công chúa" như cô lầm tưởng

Hà Kiều Anh hoàn toàn không phải là "Công chúa" như cô lầm tưởng

Theo tư liệu và tài liệu mà Tôn Thất Minh Khôi tra cứu từ Nguyễn Phước tộc Thế phả - Hội đồng Trị sự Nguyễn Phước tộc (NXB Thuận Hóa, 1995), Khâm Định Đại Nam Hội điển Sự lệ (Nội các triều Nguyễn), Đại Nam Thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Đại Nam Liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn), anh phân tích:

Thứ nhất, Hoa hậu Hà Kiều Anh khẳng định: "Ông rất có Hiếu với mẹ - ông đã đón mẹ mình lúc đó là vợ Vua, gọi là Tiệp Phi, về ở Phủ Tuy Lý Vương của mình để phụng dưỡng suốt đời cho đến lúc bà mất". Nhà Nguyễn không có bất kỳ vị nào là Tiệp Phi cả, người mà chị đề cập đến thực ra là Bà Tiệp dư Lê Thị Ái, thụy Tịnh Nhu, bà là ngự thiếp của Hoàng đế Minh Mạng và là sinh mẫu của Tuy Lý vương Miên Trinh.

Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Thánh Tổ đặt ngôi Hoàng Quý phi để phụ giúp Hoàng hậu, ở dưới chia thành 9 bậc gọi là Cửu giai. Bậc Phi mà chị Hà Kiều Anh tưởng tượng nằm ở hàng Nhất giai & Nhị giai trong khi thực sự thì sinh mẫu của Tuy Lý vương chỉ là Tiệp dư ở hàng Lục giai, tức cách nhau đến 4-5 bậc. Với thông tin được cung cấp, chị Hà Kiều Anh đã thay mặt Hoàng đế triều Nguyễn, thay mặt Hoàng Thái hậu để tự đặt thụy hiệu, truy thăng người quá cố từ Tiệp dư lên thẳng hàng Phi vị.

Tuy Lý Vương (Nguyễn Phước Miên Trinh), con trai của Vua Minh Mạng và là em trai của Vua Thiệu Trị triều Nguyễn.

Tuy Lý Vương (Nguyễn Phước Miên Trinh), con trai của Vua Minh Mạng và là em trai của Vua Thiệu Trị triều Nguyễn.

Thứ hai, Hà Kiều Anh bảo: "Ông Tuy Lý Vương đẻ ra cậu con trai được gọi là Hương Ngãi (tên hồi xưa của các con Vua cháu Chúa, thường được gọi theo chức danh), ông Hương Ngãi hay còn gọi là ông Hường Ngãi. Chị Hà Kiều Anh một lần nữa thay mặt Hoàng đế Minh Mạng và Hội đồng Tôn Nhơn Phủ để... chế tên cho các Hoàng tôn.

Sự thật là theo Đế Hệ thi được Hoàng đế Minh Mạng viết, những người con trai ruột của Ngài sẽ có tên lót là chữ Miên, những người cháu (hoàng tôn) sau đó lấy tên lót chữ Hồng (đọc chệch là Hường), đời kế tiếp lần lượt là Ưng/ Bửu/ Vĩnh/ Bảo/... Và trong số 20 chữ trong Đế Hệ thi của Đức Thánh Tổ, chẳng có chữ Hương nào ở đây cả và chị xem đây là "chức danh" (?!) nhưng cũng may mắn là sau đó chị đã có gọi thêm được cái tên Hường Ngãi. Chứng tỏ chị và những người truyền tải thông tin cho chị không có hoặc có rất ít kiến thức về phép đặt tên trong nội tộc Hoàng phái.

Thứ ba, chị Hà Kiều Anh tự nhận là "công chúa", đây là lỗi kiến thức nặng nhất. Bởi, "Công chúa" là một danh hiệu mặc định cho tất cả những người con gái do Hoàng đế sinh ra, điều này chưa đúng ở triều Nguyễn. Những người con gái của Hoàng đế triều Nguyễn khi sinh ra chỉ được gọi là "Hoàng nữ", thông thường khi lớn lên và hạ giá lấy chồng thì mới được Hoàng đế sách phong làm Công chúa với một buổi lễ riêng, có sách bảo và phong hiệu hẳn hoi.

"Nghĩa là, một Công chúa triều Nguyễn phải hội tụ đủ 2 yếu tố: là một Hoàng nữ, con gái ruột của Hoàng đế và đã được cử hành lễ sách phong chính thức để nhận danh hiệu này. Các con gái của Hoàng đế Bảo Đại chỉ có thể gọi là Hoàng nữ Phương Mai, Hoàng nữ Phương Dung chứ gọi là Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Dung là hoàn toàn sai vì 2 bà chưa bao giờ có lễ sách phong Công chúa vì thời cuộc.

Bên cạnh tước vị Công chúa thì nhà Nguyễn sách phong Trưởng Công chúa cho các bậc chị em gái của Hoàng đế, Thái trưởng Công chúa cho các bậc cô dì của Hoàng đế. Bà cố nội của chị Hà Kiều Anh như chị nói là Công Tằng Tôn Nữ tất nhiên không phải là Công chúa như chị nói vì đâu nằm trong "danh sách nhân sự" có thể sách phong Công chúa? Chưa dừng lại ở đó, từ bà cố nội của chị truyền đến 3 đời nữa mới đến chị, mối liên hệ Hoàng phái của chị chắc chắn lại càng mong manh như những thông tin chị ghi trong bài viết của mình", anh chia sẻ thêm và khẳng định "vai vế Hoa hậu Hà Kiều Anh không hề "khủng" nếu tính trong Hoàng phái, chỉ có thể nói là có họ hàng xa chứ Công chúa thì trăm lần không".

Hình ảnh Hà Kiều Anh cung cấp về ông bà nội của cô.

Hình ảnh Hà Kiều Anh cung cấp về ông bà nội của cô.

Ông Nguyễn Phước Vĩnh Khánh, hậu duệ trực tiếp của Tuy Lý Vương Nguyễn Phước Miên Trinh và hiện đang giữ chức Phó phòng Tuy Lý Vương, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Huế cũng cho biết: "Không cần nói dài dòng, chỉ nhìn vào mấy dòng cô ấy tự xưng là đủ hiểu. Cô ấy là cháu chắt chút chít chiu... của ông Hoàng Thơ Tuy Lý Vương (tính theo kê khai của cô ấy) là khoảng 7 đời kể từ ngài Tuy Lý (du di tạm cho là ngang chữ Bảo). Chỉ chừng đó thôi thì sao gọi là "công chúa". Chưa kể, cô ấy kê khai bà cụ cố cố chi đó con của cụ Hường Ngải 洪 艾 (con trai ngài Tuy Lý Vương - Miên Trinh) thì bà phải ngang hàng chữ Ưng (tức là Công Tôn Nữ) thì Hà Kiều Anh cho bà thành Công Tằng Tôn Nữ (tức mới ngang chữ Bửu). Vậy đó là đủ hiểu gia thế của ‘công chúa’ ni rồi.

Xin thưa: Tôi là hậu duệ đời thứ 5 của đức Tuy Lý Vương, và hiện đang là Phó Phòng Tuy Lý Vương. Tôi xin khẳng định: đúng là ngài Tuy Lý Vương - Miên Trinh có một người con trai tên là Hường Ngải (洪 艾) (chứ không phải Ngãi 騃). Bởi vì con cháu ngài Tuy Lý được ban bộ Thảo (艹) để chọn chữ đặt tên cho con cháu. Sơ bộ vài ý kiến đóng góp vô ‘vụ việc’ ‘Giải cứu công chúa’ này. Tóm lại cô Hà Kiều Anh đúng là con cháu có họ hàng... xa xa xa của Phủ Tuy Lý Vương, nhưng là ‘công chúa đời thứ 7’ thì không thể".

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.