Hòa Bình hướng đến là trung tâm du lịch trung du Bắc Bộ

Khu du lịch Cao Phong tại xã Thung Nai, Hòa Bình
Khu du lịch Cao Phong tại xã Thung Nai, Hòa Bình
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã quyết tâm thực hiện Chương trình hành động theo Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với những lợi thế sẵn có, Hòa Bình đã xây dựng được thương hiệu du lịch đặc trưng, hướng đến là trung tâm du lịch vùng trung du Bắc Bộ.

Xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình

Hòa Bình được đánh giá là điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã chú trọng việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng gắn với gìn giữ và phát huy đặc sắc văn hóa của đồng bào dân tộc.

Để đưa ngành công nghiệp “không khói” trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Hòa Bình xác định cần thiết phải cơ cấu lại ngành du lịch.

Theo đó, đối với thị trường khách du lịch, bên cạnh tiếp tục khai thác hiệu quả thị trường khách truyền thống, trọng điểm từ Pháp, Hàn Quốc, Australia, Nhật..., tăng cường liên kết để mở rộng thị trường khách tiềm năng từ Trung Quốc, các nước ASEAN, châu Âu…bởi đây là lượng khách có thời gian lưu trú dài, chi trả cao, muốn trải nghiệm thiên nhiên, bản sắc văn hóa địa phương.

Đồng thời, tập trung khai thác lượng du khách từ Hà Nội và kết nối với các tỉnh phía Bắc; mở rộng thị trường đến các trung tâm lớn như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện...), du lịch cuối tuần gắn với chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tìm hiểu văn hóa lịch sử, trải nghiệm văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, tỉnh Hòa Bình cũng cần tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch, tập trung phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính, khu vực động lực. Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh về du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao - giải trí. Mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch mới có tiềm năng: du lịch sáng tạo, du lịch chuyên đề, du lịch mạo hiểm, mua sắm...

Đặc biệt, sau điểm dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, tỉnh Hòa Bình cần nhanh chóng triển khai các biện pháp kích cầu du lịch.

Hòa Bình đẩy mạnh phát triển khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh.

Hòa Bình đẩy mạnh phát triển khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh.

Ông Bùi Xuân Trường - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL đánh giá: “Quan trọng nhất là sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ. Tỉnh Hòa Bình cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc để phát triển du lịch. Đây được cho là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc, thương hiệu du lịch Hòa Bình.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang xây dựng những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao để thu hút nguồn khách có mức chi tiêu cao. Ví như các khu nghỉ dưỡng cao cấp: Serena (Kim Bôi); Ecologe, Hideway (Mai Châu)... Một số dự án du lịch có khách sạn 5 sao trên hồ Hòa Bình, dự án cáp treo ở TP Hòa Bình... đang triển khai hứa hẹn sẽ hấp dẫn du khách”.

Hướng đến là trung tâm du lịch vùng trung du phía Bắc

Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2025 có trên 6 nghìn phòng lưu trú; 4,9 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch đạt 5,4 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động; xây dựng Khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đạt các điều kiện của Khu du lịch quốc gia vào năm 2025.

Đến năm 2030 có kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao; cơ sở lưu trú đạt trên 10 nghìn phòng; đạt 7,3 triệu lượt khách; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 47 nghìn lao động; khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành Khu du lịch quốc gia; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh…, hướng đến là trung tâm du lịch vùng trung du phía Bắc.

Hòa Bình cần huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịchHòa Bình cần huy động nguồn lực đầu t­­ư xây dựng hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh Hòa Bình cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Cụ thể: Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đặc biệt là các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình hành động, quy hoạch, đề án của Trung ương và của tỉnh về phát triển du lịch.

Thứ hai là triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và các Nghị quyết, Chương trình, Quy hoạch, Đề án, Kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh; thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển Điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.

Thứ ba là tiếp tục huy động các nguồn lực đầu t­­ư xây dựng hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các tổ chức, doanh nghiệp du lịch tham gia giới thiệu tiềm năng, quảng bá sản phẩm du lịch Hòa Bình.

Thứ tư là tập trung thu hút đầu tư phát triển một số dự án du lịch vui chơi giải trí chất lượng cao trên Khu du lịch hồ Hòa Bình, Điểm du lịch quốc gia Mai Châu; xây dựng câu chuyện về sản phẩm du lịch nhằm tạo hấp dẫn khách du lịch, nhất là khách quốc tế.

Thứ năm là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, liên kết, hợp tác phát triển du lịch, tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch...

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, khi tăng trưởng sẽ tạo hiệu ứng tốt đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển là các cấp, ngành, địa phương và người dân nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó có sự chuẩn bị, tham gia tích cực, chủ động, chuyên nghiệp, bài bản hơn vào nhiệm vụ chung, đem lại lợi ích cho bản thân, cộng đồng và tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng thương hiệu cho du lịch Hòa Bình./.

Đọc thêm

Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này

Các nghệ sỹ tham gia đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024.
(PLVN) -  Tối 27/4, đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Đêm nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Phúc, Trọng Tấn, Min, Dương Hoàng Yến, nhóm OPlus… cùng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở đầu cho mùa du lịch hè đầy sôi động.

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill
(PLVN) - Trong thời đại 4.0, những chuyến đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm đến, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên
Trong 2 ngày 24, 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đoàn Famtrip gồm các thành viên đại diện cho hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam, các cơ quan thông tấn báo chí... với mục đích phát triển du lịch địa phương.  Chuyến Famtrip đã khiến các thành viên trong đoàn được trải qua những cung bậc cảm xúc kỳ diệu.

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Trải nghiệm tour mới của đất Kinh kỳ

Khu du lịch Ao Vua với thiên nhiên hữu tình hấp dẫn du khách. (ảnh: huyện Ba Vì)
(PLVN) - Nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, sau khi 16 tour đêm đặc sắc Hà Nội được giới thiệu, ngành du lịch Thủ đô mở rộng thêm tour đêm ngoại thành Hà Nội và phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm nội đô, gắn với di sản - di tích, làng nghề, ẩm thực.

Để du khách không phải 'mặc cả' khi đến Việt Nam

Hàng rong “chặt chém”, chèo kéo khách đã trở thành “điểm trừ” với du lịch Việt. (Ảnh minh họa - Báo TTH)
(PLVN) - Nạn “chặt chém” không chỉ ảnh hưởng đến sức chi tiêu của du khách khi du lịch mà còn làm hình ảnh Việt Nam mất điểm trong mắt bạn bè quốc tế. Đây vẫn là một trong những vấn đề cần được ngành Du lịch quan tâm, sớm có giải pháp khắc phục.

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...