Hòa Bình: Còn nhiều bất cập khi triển khai Luật Lý lịch Tư pháp

Hòa Bình: Còn nhiều bất cập khi triển khai Luật Lý lịch Tư pháp
(PLO) - Ngay sau khi Luật Lý lịch Tư pháp (LLTP) có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2010), UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành kế hoạch  triển khai thực hiện Luật LLTP,  tổ chức hội nghị ở cấp tỉnh, triển khai thực hiện Luật,  đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền sâu rộng các quy định của Luật LLTP đến cán bộ, nhân dân.
Nhanh chóng triển khai
Sau 3 năm thực hiện Luật LLTP (2010- 2013) và Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ “phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm LLTP quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP”, công tác LLTP ở tỉnh Hòa Bình đã đi vào nền nếp. Sở Tư pháp đã tiếp nhận 4.555 thông tin LLTP từ các cơ quan chức năng gửi đến để phân loại, xử lý, cung cấp cho các cơ quan hữu quan theo quy định, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP theo thẩm quyền. 
Tư pháp Hòa Bình cũng đã cung cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia 547 bản LLTP; 254 phiếu cung cấp thông tin LLTP bổ sung; cung cấp 462 thông tin cho Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Số thông tin LLTP còn lại hiện vẫn đang được tiếp tục xử lý theo quy định.  
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận 2.712 hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP của cá nhân, chuyển hồ sơ đề nghị Công an tỉnh tra cứu, xác minh thông tin về án tích đối với 2.712 trường hợp; lập và cấp 2.565 phiếu lý lịch tư pháp (gồm 2.553 phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 12 phiếu số 2); số hồ sơ còn lại đang trong thời hạn giải quyết theo quy định.
Nếu như thời gian đầu thực hiện Luật LLTP, hầu hết các hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP đều bị chậm thời hạn trả kết quả (do phải chờ kết quả xác minh từ Công an tỉnh) thì đến thời điểm này, về cơ bản tình trạng chậm trả kết quả hồ sơ LLTP so với thời hạn luật định đã được khắc phục, tạo thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu cấp phiếu LLTP để tham gia các giao dịch dân sự, thương mại.
Còn vướng cả về quy định và nhân sự 
Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện Luật LLTP và Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Hòa Bình cũng bộc lộ một số khó khăn, bất cập.
Về nhân lực và phương tiện, hầu hết các cơ quan có liên quan đến việc cung cấp thông tin LLTP, xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP đều thiếu biên chế chuyên trách để thực hiện các công việc liên quan đến LLTP.
Những người kiêm nhiệm làm công tác LLTP hầu như chưa được tập huấn nghiệp vụ về LLTP, cơ quan không có kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ, cung cấp thông tin LLTP. 
Về hệ thống pháp luật, thực tiễn hiện nay một số văn bản liên quan đến công tác LLTP cũng có các quy định thiếu đồng bộ và không thống nhất, như: Khoản 1 Điều 16 Luật LLTP quy định: Tòa án đã xét xử sơ thẩm có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp trích lục bản án;  Khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch số 04/2012 quy định: 
Tòa án đã xét xử sơ thẩm có nhiệm vụ gửi trích lục bản án hoặc bản án. Mẫu trích lục bản án (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2012) có một số nội dung mà mẫu bản án hình sự sơ thẩm (ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao) không có, như: các thông tin về quốc tịch, dân tộc, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người bị kết án. 
Ngoài ra, Khoản 11 Điều 15 Luật LLTP quy định: Cơ quan Thi hành án dân sự có nhiệm vụ gửi giấy xác nhận kết quả thi hành án, văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình, nhưng Khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 lại quy định: Việc thi hành án đương nhiên kết thúc khi đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình, Cơ quan Thi hành án dân sự không phải ra văn bản thông báo kết thúc việc thi hành án (trừ trường hợp đương sự yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự xác nhận kết quả thi hành án theo quy định tại Điều 53 Luật Thi hành án dân sự).
Những quy định không đồng bộ này đã gây nhiều khó khăn cho quá trình cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP của các địa phương. 
Cũng còn một bất cập nữa là không có cơ chế để kiểm soát thông tin LLTP đối với các trường hợp phát sinh từ các địa phương (ngoài địa bàn tỉnh) nhưng không (hoặc chưa) được cung cấp kịp thời đến Sở Tư pháp nơi đương sự, bị án có hộ khẩu thường trú.
Điều này dẫn đến tình trạng tại tỉnh Hòa Bình có trường hợp công dân yêu cầu cấp phiếu LLTP, khi Sở Tư pháp kiểm tra các thông tin về án tích phát sinh sau ngày 1/7/2010 do Sở Tư pháp quản lý thì không có thông tin của công dân này, nhưng kết quả tra cứu, xác minh tại cơ quan Công an lại cho thông tin án tích của công dân do Tòa án nhân dân thuộc một tỉnh phía Nam xét xử.
Như vậy, nếu không có sự phối hợp với Công an thì Sở Tư pháp sẽ dễ bị sai sót khi cấp phiếu LLTP vì bỏ lọt thông tin về án tích của đương sự.
Từ thực tế này, thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những điểm còn bất cập, chưa thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và khắc phục những hạn chế liên quan đến công tác LLTP để công tác này ngày càng hiệu quả, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.