Hệ thống thuế thuốc lá cần đơn giản và hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đối với mặt hàng đặc thù như thuốc lá, việc giám sát và thu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng phương pháp tuyệt đối sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp tương đối (tính tỉ lệ % theo giá bán).

Đây là đề xuất về phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá của các chuyên gia cũng như là khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới nhằm hướng người tiêu dùng giảm thiểu tiêu dùng chuyển đổi sang tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá có chất lượng tốt hơn, làm cho giá thuốc lá trở nên đắt hơn, dần loại bỏ sản phẩm giá rẻ kém chất lượng ra khỏi thị trường và tái khẳng định quyền được hưởng sức khỏe tốt nhất của mọi người dân.

“Các quốc gia thành viên nên thực hiện và triển khai hệ thống thuế đơn giản và hiệu quả nhất để phù hợp với nhu cầu tài chính và sức khỏe cộng đồng. Mỗi thành viên nên xem xét triển khai hệ thống thuế tuyệt đối hoặc hệ thống thuế hỗn hợp (với thành phần thuế tuyệt đối tối thiểu), bởi vì hệ thống thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp có nhiều ưu điểm hơn so với hệ thống thuế theo thuế suất”, khuyến nghị này được đưa ra tại cuộc họp của quốc gia thành viên của Công ước khung WHO về kiểm soát thuốc lá (FCTC) năm 2012 (COP5).

Để hạn chế sử dụng thuốc lá, các chuyên gia cho rằng bên cạnh việc tăng thuế TTĐB cần phải thực hiện đồng bộ và nâng cao các biện pháp quản lý nhà nước, đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống thuốc lá lậu, tránh thất thu ngân sách nhà nước.

Trên nền tảng này, Chính phủ đã đưa ra định hướng trong “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030”, Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với thuốc lá để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế, nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Bộ Tài chính đã tổ chức lấy ý kiến góp ý và hiện đang nghiên cứu nội dung cho Đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) để trình Chính phủ. Dự kiến, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội thông qua đề nghị bổ sung dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Các chuyên gia cũng đã chia sẻ ý kiến về phương án cải cách thuế và lộ trình áp dụng phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam:

Cải cách cơ cấu thuế theo hướng khuyến khích nâng cao chất lượng để giảm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - chuyển sang hệ thống hỗn hợp và dùng yếu tố thuế tuyệt đối để điều tiết thị trường tiêu thụ một cách hợp lý. Đồng thời, cần tăng thuế từ từ, có lộ trình dài hạn, minh bạch, mức tăng nên cao hơn tỉ lệ lạm phát.

Nếu Việt Nam tăng thuế TTĐB gây sốc thì thuế TTĐB sẽ là gánh nặng và Việt Nam có thể sẽ đi theo vết xe đổ của một số nước như Malaysia, Anh, Đức… khi tăng thuế TTĐB đột ngột, đột biến. Đó là nạn thuốc lá lậu, thuốc lá bất hợp pháp tràn lan, lấn át thuốc lá truyền thống, khiến ngân sách thất thu, không đạt mục đích giảm lượng người hút thuốc và cũng có thể đẩy nhiều công ty thuốc lá vào chỗ đóng cửa còn người lao động thất nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam:

Việc tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá nên có lộ trình để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể điều chỉnh, sắp xếp bố trí hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo vừa ổn định sản xuất, vừa đóng góp nguồn thu cho NSNN, vừa hạn chế thuốc lá lậu, tránh thất thu thuế, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Lộ trình này cần cân nhắc cả về thời gian và mức thuế điều tiết. Chúng tôi ủng hộ phương án tăng thuế theo lộ trình, theo đó, trong năm đầu tiên, bên cạnh thuế suất 75% bổ sung thêm thuế tuyệt đối ở mức 500 đồng/bao. Tiếp đến nâng dần theo lộ trình 500 đồng/bao mỗi năm.

Bà Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính):

Việt Nam mới chỉ áp dụng phương thức đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá theo tỷ lệ phần trăm và phương thức này đang bộc lộ nhiều hạn chế như không theo kịp tốc độ lạm phát, khuyến khích sự gia tăng thuốc lá giá rẻ hiện đang sẵn có trên thị trường, từ đó, gia tăng khả năng tiếp cận và hút thuốc lá đối với thanh thiếu niên và tăng tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở trẻ em.

Trong khi đó, phương thức đánh thuế theo mức tuyệt đối và đặc biệt là phương thức đánh thuế hỗn hợp hiện đang được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia do lợi ích mang lại của phương pháp này. Tuy nhiên, việc tăng thuế TTĐB theo phương pháp hỗn hợp cần có lộ trình phù hợp để đảm bảo số thuế tuyệt đối tăng qua các năm tương ứng với tốc độ lạm phát.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký VCCI:

Thuế TTĐB đã góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng của xã hội; điều tiết thu nhập của người tiêu dùng; tăng nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thuế TTĐB cần đáp ứng yêu cầu cao hơn như cần đảm bảo được một môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Một sắc thuế TTĐB tốt thì ngoài các mục tiêu như định hướng hành vi tiêu dùng, tăng thu ngân sách thì cần tính tới các yếu tố khác như tính khả thi, tính tuân thủ, cạnh tranh bình đẳng, tính tin cậy, dự báo trước được và phù hợp với thông lệ quốc tế.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương:

Tăng thuế TTĐB là một công cụ, nhưng tăng thuế có thể tăng buôn lậu; tăng buôn lậu sẽ làm giảm sản xuất và tiêu dùng hợp pháp, từ đó giảm số thu thuế. Ngoài ra, vòng xoáy tăng thuế - tăng giá có thể sẽ thúc đẩy người hút chuyển sang các loại thuốc giá rẻ ảnh hưởng sức khỏe nằm ngoài tầm kiểm soát chất lượng của nhà nước…

Chính sách thuế cũng cần phải nhằm điều tiết hành vi tiêu dùng, giúp người dùng dần chuyển sang hút loại ít độc hại hơn nhờ vào đổi mới công nghệ, những loại thuốc ít làm hại, hay hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với môi trường chung và người không hút thuốc.

Chính sách thuế phải đảm bảo giúp cho doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, cung ứng thuốc lá chất lượng cao hơn với chi phí hợp lý, thúc đẩy chuyển sang tiêu thụ thuốc lá có chất lượng với giá hợp lý. Đối với buôn lậu, phải hạn chế và quyết liệt đẩy lùi.

Đối với Nhà nước, thu thuế cao nhất có thể, mà không đánh đổi các 2 mục tiêu lớn này. Nhìn chung, các mục tiêu có thể mâu thuẫn nhau, có thể triệt tiêu lẫn nhau, có thể phải đánh đổi. Song song với việc áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp để định hướng thị trường, tăng chất lượng sản phẩm, Chính phủ cũng cần quyết liệt thúc đẩy các giải pháp phi thuế, đặc biệt cần tăng cường công tác chống buôn lậu, nhất là trên biên giới vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo báo cáo của Tổ chức thương mại thế giới năm 2021 về sự thay đổi trong hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2008 - 2018, tới năm 2018 đã có 63 nước áp dụng mức thuế tuyệt đối so với 57 nước vào năm 2008, số nước áp dụng thuế hỗn hợp tăng từ 45 nước (năm 2008) lên 63 nước năm 2018. Trong khi đó, số nước đánh thuế theo tỷ lệ % đã giảm từ 55 nước năm 2008 xuống còn 41 nước năm 2018.

Hệ thống thuế TTĐB theo phương pháp tuyệt đối với thuốc lá thế hệ mới có những ưu điểm lớn. Khi áp dụng, cơ quan thuế chỉ tập trung quản lý số lượng các sản phẩm sản xuất, nhập khẩu hoặc bán ra chứ không phải giá trị kê khai của hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh thuốc lá thế hệ mới có rất nhiều loại sản phẩm, quy cách khác nhau dẫn đến công tác xác minh giá cả kê khai sẽ rất khó khăn. Hệ thống thuế này cũng sẽ giúp hạn chế gian lận trong kê khai giá tính thuế TTĐB nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp kê khai, đóng thuế dễ dàng và thuận tiện hơn.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Đọc thêm

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.