Hé lộ những “tuyệt chiêu” do thám Triều Tiên

Kay Hiramine và Tổng thống Mỹ George Bush trong buổi lễ trao tặng giải thưởng ngày 5/10/2007.
Kay Hiramine và Tổng thống Mỹ George Bush trong buổi lễ trao tặng giải thưởng ngày 5/10/2007.
(PLO) - Triều Tiên – quốc gia bí ẩn nhất thế giới - luôn là một mục tiêu khó chinh phục đối với giới tình báo của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng khó không có nghĩa là có thể bỏ qua...
Kỳ I : Hỗ trợ nhân đạo – “vỏ bọc” hoàn hảo
Bộ Quốc phòng Mỹ tìm ra cách do thám chưa từng có tiền lệ ở quốc gia Bắc Á này: Dùng các tổ chức và nhân viên cứu trợ nhân đạo.  
Những tiết lộ về việc Lầu Năm Góc đã sử dụng một tổ chức phi chính phủ và những tình nguyện viên để thu thập thông tinh tình báo là kết quả một cuộc điều tra mà tạp chí The Intercept tiến hành trong nhiều tháng, phỏng vấn nhiều quan chức quốc phòng Mỹ đang tại nhiệm cũng như đã về hưu, các nhân viên hỗ trợ nhân đạo, các nhà truyền giáo, các quan chức, những người đã từng làm việc cho một tổ chức phi chính phủ có tên Tập đoàn cứu trợ nhân đạo quốc tế (viết tắt là HISG). 
Các quan chức chính phủ Mỹ trả lời phỏng vấn đã yêu cầu được giấu tên, trong khi Lầu Năm Góc không đưa ra bất cứ bình luận nào về câu chuyện này. 
Vinh quang “danh chính ngôn thuận”
Ngày 10/5/2007, tại Phòng Đông của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ George Bush tổ chức buổi lễ tôn vinh những người có nhiều đóng góp trong các hoạt động cộng đồng. Một trong những người được nhận Huân chương vì cộng đồng mà Tổng thống trao tặng chiều hôm đó có Kay Hiramine, nhà sáng lập của Tập đoàn cứu trợ nhân đạo quốc tế (HISG) có trụ sở tại Colorado. 
Tướng William Jerry Boykin – “cha đẻ” của ý tưởng sử dụng HISG vào hoạt động tình báo.
 Tướng William Jerry Boykin – “cha đẻ” của ý tưởng sử dụng HISG vào hoạt động tình báo.
Tổ chức phi chính phủ mà Hiramine sáng lập được Tổng thống George Bush đặc biệt khen ngợi vì đã cho thấy khả năng phản ứng nhanh nhạy của các tổ chức từ thiện tư nhân khi thảm họa xảy ra. 
Trong cuốn “Những gì để lại sau siêu bão Katrina”, Hiramine ghi lại: “HISG đã thiết lập một trung tâm điều phối tư nhân ở Houston, quy tụ 1.500 tình nguyện viên hoạt động trong khu vực bị ảnh hưởng trong thời gian một tháng sau khi cơn bão quét qua”. 
Nhưng khi Hiramine trang trọng bước lên sân khấu để bắt tay Tổng thống Bush và nhận giải thưởng, không ai biết một chi tiết: ông là một điệp viên của Lầu Năm Góc, và tổ chức phi chính phủ mà ông sáng lập thuộc một chương trình được Bộ Quốc phòng tuyển chọn gắt gao. 
Chương trình bí mật này được khởi động từ tháng 12/2004 dưới thời Tổng thống George Bush, kéo dài tới nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama. Đây là “sản phẩm trí tuệ” của tướng William Jerry Boykin, một quan chức tình báo cao cấp trong Bộ Quốc phòng dưới thời Tổng thống Bush. 
Suốt một thời gian dài, Triều Tiên luôn là mối lo ngại của Mỹ và phương Tây vì chương trình hạt nhân của nước này, và cũng là mục tiêu “khó nhằn” nhất với giới tình báo Mỹ. “Chúng tôi không có gì bên trong Triều Tiên. Hoàn toàn là con số 0” - một quan chức quân đội Mỹ đã từng thừa nhận. 
Nhưng tổ chức của Hiramine, với các hoạt động trợ giúp nhân đạo cho người dân, có thể tới những nơi mà người khác không thể.  Cho đến giờ, người ta vẫn chưa rõ có bao nhiêu người của HISG ngoài Hiramine biết về hoạt động gián điệp này. Hiramine không bao giờ bình luận về điều này và những lãnh đạo cấp cao trong HISG cũng vậy. 
Từ tổ chức nhân đạo tới cơ quan tình báo
HISG ra đời không lâu sau vụ khủng bố ngày 9/11/2001, khi Hiramine đứng đầu một nhóm gồm 3 người bạn thành lập một tổ chức nhân đạo giúp những quốc gia nghèo, bị ảnh hưởng bởi chiến sự vượt qua thảm họa, vươn lên phát triển bền vững.
Trong hai năm đầu, HISG hoạt động như bất kỳ một tổ chức từ thiện non trẻ nào khác. Ngay sau khi Mỹ đưa quân vào Afganistan, Hiramine và những người bạn đã cung cấp nhiều vật tư y tế cho các bệnh viện tại đây. Năm 2003, HISG hợp tác với một nhóm nhỏ trong Lầu Năm Góc có tên “Trở lại Afganistan” tiến hành các hoạt động tái thiết. 
Cùng năm này, Boykin được giao nhiệm vụ lập một tổ chức bí mật thuộc sự quản lý của Lầu Năm Góc để hoạt động tình báo. Boykin có một bề dày kinh nghiệm đáng nể, từng tiến hành những nhiệm vụ có độ rủi ro rất cao trước khi xảy ra vụ 9/11. 
Ông đã có thời gian làm Chỉ huy trưởng đơn vị biệt kích Delta Force, từng thực hiện vụ Black Hawk Down ở Somalia năm 1993 (chiến dịch vây bắt thủ lĩnh Mahamed Farrah Aidid của Liên minh quốc gia Somalia) và truy lùng ông trùm ma túy Pablo Escobar ở Colombia. 
Kay Hiramine trong một lần đến Triều Tiên vào tháng 9/2007.
 Kay Hiramine trong một lần đến Triều Tiên vào tháng 9/2007.  
Trong cuộc chiến chống khủng bố sau vụ 11/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã chỉ định Boykin và một quan chức cấp cao khác của Bộ Quốc phòng là Stephen Cambone thực hiện nhiệm vụ tăng cường năng lực tình báo của Bộ quốc phòng, độc lập với hoạt động của Cơ quan Tình báo quốc gia (CIA). 
Theo Cambone và Boykin, Lầu Năm Góc nhận thấy họ đã nhường lại quá nhiều vai trò cho CIA suốt nhiều thập kỷ, giờ đến lúc phải cân bằng lại. 
Trong vòng 1 năm sau khi nhận nhiệm vụ, Boykin cử một nhân viên của Lầu Năm Góc sang CIA hỗ trợ việc điều phối các nhân viên tình báo hoạt động ở nước ngoài, tìm hiểu cách thức ngụy trang cho các hoạt động gián điệp. Tổ chức HISG của Hiramine là một trong số các tổ chức phi chính phủ được Lầu Năm Góc sử dụng theo cách thức mà HISG học được từ CIA. 
Giống như HISG, một số tổ chức đang trong giai đoạn phát triển ban đầu cũng được lựa chọn, trong khi một số khác được thành lập theo sự hướng dẫn có chủ đích của Lầu Năm Góc. 
Hoạt động gián điệp này là một trong những chương trình bí mật nhất của Lầu Năm Góc, không được thừa nhận một cách chính thức và có tên “Chương trình tiếp cận đặc biệt” (SAP). Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld chỉ có trách nhiệm báo cáo với Chủ tịch lưỡng viện và một vài nhân vật cấp cao trong các ủy ban quốc phòng - những người này không được phép ghi lại các báo cáo dưới dạng văn bản hoặc để lộ với các nhân viên cấp dưới. 
Và đó là cách mà HISG bắt đầu nhiệm vụ. 
Thâm nhập và lan tỏa
Lúc Lầu Năm Góc khởi động chương trình SAP, tổ chức phi chính phủ của Hiramine đang làm nhiệm vụ vận chuyển các thiết bị y tế, quần áo và vật tư để trợ giúp những khu vực bị thiên tai ở nhiều nơi trên thế giới. Từ năm 2004-2006, HISG tham gia phối hợp trong việc vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo tới Triều Tiên. 
Đề nghị tặng quần áo của các tổ chức từ thiện thường có cơ hội được chính phủ Triều Tiên chấp nhận nhiều nhất nhằm giúp người dân nước này chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Phía Triều Tiên không hề biết, dưới đống quần áo cứu trợ có cất giấu một số quyển kinh thánh. 
“Tuồn” kinh thánh vào Triều Tiên là một việc khá mạo hiểm, bởi Triều Tiên nghiêm cấm các hoạt động truyền bá tôn giáo do lo ngại việc này sẽ làm “chệch hướng” tư tưởng. Điểm mấu chốt là, nếu các cuốn kinh thánh có thể được Hiramine đưa vào Triều Tiên trót lọt, Lầu Năm Góc có thể áp dụng phương cách tương tự để đưa các thiết bị quân sự và các loại cảm biến vào đất nước này. 
Một cựu quan chức của Lầu Năm Góc cũng thừa nhận: “Việc gửi các cuốn kinh thánh là một phép thử. Chúng đã được vận chuyển trót lọt và Triều Tiên đã không phát hiện ra”. 
Lầu Năm Góc yêu cầu Hiramine thu thập thông tin tình báo bên trong Triều Tiên, và Hiramine đã lợi dụng khả năng tiếp cận của HISG để thực hiện nhiệm vụ này. Hiramine – trong vai trò Giám đốc Điều hành HISG- tiếp tục giao cho các nhà truyền giáo đạo cơ đốc, các nhân viên cứu trợ, những kẻ buôn lậu người Trung Quốc để đưa các thiết bị mà Lầu Năm Góc giao tới khắp các ngóc ngách ở Triều Tiên – tất nhiên không ai trong số họ biết rằng mình là một mắt xích trong hoạt động bí mật của Lầu Năm Góc. 
Theo một nhân viên từng làm việc cho HISG, từ năm 2007 đến năm 2010, có ít nhất 2 lần Hiramine đã nhập cảnh vào Triều Tiên dưới vỏ bọc nhà cứu trợ nhân đạo để tìm ra những con đường vận chuyển các thiết bị quân sự vào Triều Tiên rồi phân tán ra những địa điểm khác nhau tại quốc gia này. 
Lầu Năm Góc sau đó đã chuyển cả các cảm biến và các thiết bị thông tin bằng sóng radio qua mạng lưới vận chuyển của Hiramine. Những việc mà Hiramine đã làm được chuyên gia quân sự gọi là “chuẩn bị môi trường tác chiến” (gọi tắt là OPE) – bao gồm thu thập thông tin tình báo bí mật và triển khai các thiết bị trong lòng quốc gia khác đề phòng trường hợp xảy ra xung đột vũ trang trong tương lai. 
“Chúng tôi cần các thiết bị để có thể phá hoại các thiết bị quân sự, các tín hiệu radio của Triều Tiên, đồng thời theo sát các hoạt động hạt nhân của quốc gia này”, một cựu quan chức quân đội Mỹ cho biết…
(Mời độc giả xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 33, ngày 21/12/2015)

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.