Hé lộ cách thức bầu “thủ lĩnh rồng” trong Hội Tam hoàng Trung Quốc

Tên Kwok Wing-hung (giữa) khi bị bắt.
Tên Kwok Wing-hung (giữa) khi bị bắt.
(PLO) - Không chỉ là một trong những băng nhóm Tam hoàng lâu đời nhất ở Hồng Kông với lịch sử tồn tại hơn 100 năm, Hòa Thắng Hòa còn là một trong những băng nhóm xã hội đen có đông thành viên nhất ở đặc khu hành chính này. Băng này cũng khiến nhiều người chú ý bởi quy trình bầu thủ lĩnh được thực hiện dân chủ, bài bản nhưng cũng không kém phần gay cấn.

Băng nhóm lớn nhất

Hòa Thắng Hòa là một trong những băng nhóm Tam hoàng nổi tiếng nhất và là tổ chức lâu đời nhất trong số các băng nhóm xã hội đen thuộc hệ chữ Hòa ở Hồng Kông. Băng nhóm này bắt đầu được hình thành vào những năm 1880, khi một số lượng lớn người Trung Quốc di cư sang Hồng Kông làm việc và sinh sống. 

Tại đây, họ đã bắt đầu hình thành những nhóm có tổ chức chặt chẽ, có người đứng đầu để giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc, sinh sống ở vùng đất mới. Năm 1884, hội nghị đầu tiên của nhóm Hòa Thắng Hòa được tổ chức ở Hồng Kông, đánh dấu sự ra đời chính thức của tổ chức này với tên gọi là Hội đồng hương Thắng Hòa. Ban đầu, hội này đăng ký hoạt động dưới danh nghĩa một tổ chức cộng đồng hoạt động hợp pháp của những người lao động. 

Hội Tam hoàng được cho là đã tồn tại ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ và đến nay vẫn là một trong những tổ chức tội phạm nguy hiểm nhất, phức tạp nhất trên thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng Hội Tam hoàng người Trung Quốc đã khiến băng nhóm mafia khét tiếng Sicilian chỉ giống như những tên nghiệp dư trong thế giới tội phạm.

Trong khoảng thời gian kể từ khi thành lập cho đến năm 1909, Hòa Thắng Hòa không ngừng lớn mạnh, phát triển với 26 nhóm nhỏ khác nhau với cơ cấu tổ chức và quản lý chặt chẽ. Đến giữa năm 1909, các thành viên cốt cán của nhóm này tụ họp và tại cuộc họp đó đã nhất trí thêm chữ Hòa vào tên nhóm với ý nghĩa nhấn mạnh tinh thần hòa hợp của các thành viên. Kể từ đó, băng này chính thức có tên là Hòa Thắng Hòa.

Đến năm 1925, các cuộc bãi công quy mô lớn nổ ra và tình trạng thất nghiệp trong giới công nhân ở đây trở nên gay gắt đã đưa đến cơ hội để Hòa Thắng Hòa lớn mạnh, mở rộng nhanh chóng quy mô thành viên cũng như địa bàn hiện diện. Từ một nhóm nhỏ, Hòa Thắng Hòa dần trở thành tổ chức chủ đạo trong các băng nhóm xã hội đen Hệ Chữ Hòa.

Do những vấn đề chính trị ở Trung Quốc nên trong những năm 1940, 1950, nhiều người Trung Quốc đã rời đại lục sang Hồng Kông. Số thành viên của Hòa Thắng Hòa trong giai đoạn này cũng gia tăng nhanh chóng, từ khoảng 15.000 vào những năm 1930 lên thành 70.000 vào năm 1950, trở thành một trong 2 băng nhóm xã hội đen lớn nhất Hong Kong lúc bấy giờ. 

Trong lúc vừa củng cố địa bàn truyền thống ở Tsuen Wan, Hòa Thắng Hòa cũng mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra khắp Hong Kong và cả thế giới. Từ năm 1932, băng nhóm này cũng đã xây dựng được 15 nhóm nhỏ hoạt động ở các khu phố Tàu tại các thành phố trên khắp thế giới.

Song, đến năm 1974, đà bành trướng của Hòa Thắng Hòa đã bị chặn lại do vấp phải nhóm Tân Nghĩa An. Trong đó, đáng chú ý, băng này đã mất đi 2 thành viên quan trọng là tên “Xỉ than” và Búa – một tên có đến hàng chục nghìn thuộc cấp. Mất mát này đã khiến vị thế của nhóm giảm đi đáng kể. Đến những năm 1980, 1990, số thành viên của Hòa Thắng Hòa rơi vào khoảng gần 100.000 người, hoạt động ở Hong Kong, Tây Âu, Mỹ, Đông Nam Á và nhiều nơi khác. 

Hiện nay, Hòa Thắng Hòa vẫn là băng nhóm lớn nhất, hoạt động tích cực nhất trong các băng nhóm thuộc Hội Tam hoàng. Băng này cùng với Tân Nghĩa An và 14K, Hòa Hợp Đào vẫn là một trong 4 băng nhóm xã hội đen lớn nhất ở Hong Kong.

“Bầu cử” dân chủ

Người đứng đầu Hòa Thắng Hòa được gọi là thủ lĩnh rồng, được bầu mỗi 2 năm một lần. Đặc biệt, không như nhiều băng nhóm xã hội đen khác, việc bầu chọn thủ lĩnh của Hòa Thắng Hòa được đánh giá là rất “tiến bộ” khi được thực hiện bằng phương thức bầu cử dân chủ. Theo quy định của băng nhóm này, chỉ 20 thành viên ở vị trí cấp cao mới được bầu thủ lĩnh. 

Cũng vì việc lựa chọn được dựa trên lá phiếu thay vì sức mạnh như vậy nên những thành viên cấp cao trong Hòa Thắng Hòa khi muốn trở thành thủ lĩnh đều phải chú ý “chăm sóc”, vận động hành lang với 20 người có quyền bỏ phiếu bao gồm các thành viên kỳ cựu của băng và “người tiền nhiệm” hòng kiếm được lá phiếu của họ. Việc vận động hành lang diễn ra tương đối gay gắt trong nội bộ Hòa Thắng Hòa trong khoảng 1 năm trước khi diễn ra bầu cử chính thức.

Những thủ lĩnh của Hòa Thắng Hòa trong thời gian gần đây bao gồm tên Kwok Wing-hung – có biệt danh Chàng trai Thượng Hải. Tên này được cho là có quan hệ với một số quan chức trong chính quyền Hong Kong. Trong thời gian từ năm 2008 đến 2010, Hòa Thắng Hòa nằm dưới quyền điều hành của tên Poon – sinh năm 1962, có biệt danh Miệng mẻ. Từ năm 2010 đến nay, băng nhóm này được cho là vẫn thuộc quyền điều hành của tên Cậu Shu. 

Hòa Thắng Hòa thời hiện đại

Sau khi Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc, Hòa Thắng Hòa bắt đầu phân chia thành những nhóm nhỏ hơn, hoạt động ở các khu vực khác nhau ở Hồng Kông và cả Trung Quốc đại lục, tham gia hàng loạt các hoạt động phi pháp như các băng nhóm Tam hoàng tương tự. 

Năm 2001, băng này bắt đầu phân phối ma túy trong các vũ trường và quán bar và đến năm 2005 thì trở thành băng nhóm buôn bán chất cấm số 1 ở Hồng Kông. 

Hoạt động buôn bán ma túy và các hoạt động tội phạm khác của Hòa Thắng Hòa cũng đã lan ra cả Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Australia. Một số chính trị gia và doanh nhân cũng được cho là có dính dáng đến nhóm này. Trong thời gian này, Hòa Thắng Hòa phân thành 2 nhóm chính đóng trụ sở tại Macao và Thâm Quyến. Ở châu Âu, các nhóm Hòa Thắng Hòa cũng bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ. 

Đến năm 2006, Hòa Thắng Hòa nắm được quyền kiểm soát thị trường hàng thùng ở Hong Kong, trong đó có điện thoại di động, các thiết bị điện tử, xe hơi bị đánh cắp và vũ khí ở khu Mong Kok. 

Bên cạnh đó, từ năm 2006 đến ít nhất là năm 2010, nhóm này cũng đã kiểm soát 3 tuyến xe ở Hong Kong, thu về ít nhất 14 triệu đô la Hong Kong mỗi năm tiền phí bảo kê từ các lái xe. Cựu thủ lĩnh của nhóm này là tên Miệng mẻ đã bị bắt vào năm 2010 vì cáo buộc tống tiền liên quan đến hoạt động thu phí bảo kê này. 

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều băng nhóm Tam hoàng khác, cho đến nay, hoạt động của Hòa Thắng Hòa đã có những thay đổi hoàn toàn so với trước kia. Nếu như trước đây chúng tích cực gây gổ để phô trương thanh thế thì đến nay các thành viên của nhóm này đã lui vào hoạt động bí mật để tránh sự chú ý của cảnh sát và dư luận. 

Năm 1973, Hòa Thắng Hòa được cho là đã tổ chức nghi thức gia nhập hội lần cuối cùng. Tại thời điểm đó, khi các thành viên trong băng nhóm đang tụ tập tại một khách sạn để chứng kiến lễ nhập hội của các thành viên mới thì cảnh sát đã ập đến và bắt giữ 42 thành viên cao cấp của tổ chức này. Song, tất cả sau đó đều đã được thả ra do không có bằng chứng buộc tội. Ở thời điểm này, Hòa Thắng Hòa được cho là đã có đến hơn 200.000 thành viên, hoạt động ở khắp Hồng Kông.

Hiện nay, quân số của băng nhóm này dù giảm đi đáng kể nhưng được cho là vẫn lên đến hàng chục nghìn người. Chúng vẫn đang âm thầm điều hành những đường dây bảo kê, mua bán dâm, đánh bạc và các hoạt động phạm pháp khác. Số vụ phạm tội nghiêm trọng do băng nhóm này gây ra cũng đã giảm đi đáng kể nhưng vẫn còn. 

Hòa Thắng Hòa được cho chính là thủ phạm trong vụ đâm nhà báo Kevin Lau – một người rất tích cực đưa tin về hoạt động của nhóm này - ở Hong Kong hồi năm 2014. Cùng trong năm này, cảnh sát Hong Kong, Macau và tỉnh Quảng Đông đã bắt đến 1.800 thành viên của Hội Tam hoàng trong các chiến dịch vây bắt quy mô lớn.

Hồi tháng 7 vừa qua, cảnh sát Hong Kong cho biết đã bắt giữ tên Kwok Wing-hung – cựu thủ lĩnh Hòa Thắng Hòa với biệt danh Chàng trai Thượng Hải khi tên này vừa từ Thái Lan về nước sau 7 tháng trốn truy nã. Kwok bị cáo buộc hành hung người khác và đe dọa tống tiền.

Tin cùng chuyên mục

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.