Hàng vạn người tham dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, gióng trống khai hội.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, gióng trống khai hội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 19/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất khu vực phía Bắc, thu hút hàng vạn tăng ni, phật tử và du khách về với vùng đất phật linh thiêng để chiêm bái, vãn cảnh.

Phát biểu tại Lễ khai hội, Chủ tịch UBND TP Uông Bí Phạm Tuấn Đạt nhấn mạnh, Danh sơn Yên Tử là địa linh, phúc địa của quốc gia, là nơi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông và công lao to lớn của ông với đất nước qua hai lần đánh thắng giặc Nguyên-Mông xâm lược. Sau hai cuộc kháng chiến lẫy lừng, khi đất nuớc đã thanh bình, ngài đã rời ngai vàng, nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật.

Với những giá trị to lớn đó, ngày nay Yên Tử đã trở thành báu vật vô giá và là niềm tự hào không chỉ của người dân Quảng Ninh mà của cả dân tộc Việt Nam.

Để tôn vinh và nâng tầm giá trị của Yên Tử, năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Khu di tích Yên Tử là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện, tỉnh Quảng Ninh cùng với tỉnh Hải Dương, Bắc Giang đã hoàn chỉnh Hồ sơ đề cử Quẩn thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Năm nay Lễ khai hội Xuân Yên Tử truyền thống được tổ chức theo hướng trang trọng, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, mang đậm bản sắc của dân tộc. Trong đó phần lễ khai hội với các nghi thức, như: Gióng trống, thỉnh chuông khai hội; các nghi lễ tâm linh (dâng lễ, lễ cầu Quốc thái Dân an; lễ đóng dấu thiêng Yên Tử).

Đông đảo tăng ni, Phật tử, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham dự khai hội.
Đông đảo tăng ni, Phật tử, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham dự khai hội.

Ngoài phần lễ được tổ chức trang trọng, Hội Xuân Yên Tử năm nay có các hoạt động văn hoá đặc sắc như: Đêm Hội hoa đăng, cầu nguyện Quốc thái dân an; tổ chức các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ truyền thống tại khu vực Làng Nương Yên tử; biểu diễn nghệ thuật, múa rồng, lân, võ thuật cổ truyền; trưng bày, triển lãm tranh, ảnh tuyên truyền, quảng bá về các giá trị và vẻ đẹp hùng vĩ, linh thiêng của Yên Tử, ẩm thực của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử...

Hòa Thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh, thỉnh chuông khai hội.

Hòa Thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh, thỉnh chuông khai hội.

TP Uông Bí và Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tiêu biểu như thí điểm tổ chức chương trình "Làng Việt, Tết xưa"; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi, trải nghiệm phong phú như các trò chơi dân gian tại khu Làng Nương, biểu diễn văn nghệ dân gian truyền thống tại khu đình làng để phục vụ du khách. Nhiều tuyến đường hành hương, hệ thống biển báo giới thiệu cũng được cải tạo, chỉnh trang lại. Cùng với hệ thống cờ hoa, con đường hoa khoe sắc ngay từ Dốc Đỏ vào tới chân núi Yên Tử, tạo không khí xuân tươi mới, rực rỡ, chào đón du khách bốn phương.

Lễ khai hội xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện sâu sắc truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ngàn đời mà các thế hệ cha ông ta đã để lại. Bằng sự chuẩn bị chu đáo, khởi động mùa hội năm nay, chỉ trong 9 ngày Tết, Khu di tích Yên Tử đã đón gần 138.000 lượt khách du Xuân, lễ Phật, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.

Đọc thêm

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.