Linh thiêng Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh trên đỉnh Fansipan

Linh thiêng Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh trên đỉnh Fansipan
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vào ngày 28/3 (nhằm ngày 19/2 âm lịch), Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ được tổ chức thiêng liêng lần đầu tiên tại quần thể tâm linh Fansipan với nhiều hoạt động và nghi thức ý nghĩa.

Theo thông lệ của Phật giáo, đản sinh là một trong 3 ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, bên cạnh ngày thành đạo 19/6 và ngày xuất gia 19/9 âm lịch. Đây là dịp để các tăng, ni và Phật tử trên khắp thế giới tưởng nhớ và tôn vinh công đức vĩ đại của Bồ Tát Quán Thế Âm - hiện thân của lòng đại từ bi cứu khổ cứu nạn chúng sinh.

Năm nay, quần thể tâm linh Fansipan sẽ long trọng tổ chức lần đầu tiên Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh từ 14h00 ngày 28/3 (nhằm ngày 19/2 âm lịch) tại Chùa Trình - Ga đi cáp treo. Lễ vía sẽ do Đại đức Thích Chân Tín - Phó Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai cùng các chư tôn đức thuộc Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Lào Cai chủ trì. Đại đức cùng các quý Phật tử sẽ bắt đầu bằng lễ rước dâng hương trang trọng từ Chùa Thượng tới Tượng Quan Thế Âm. Sau đó là nghi thức nhiễu hành vòng quanh Đại Tượng Phật A Di Đà - một kỳ quan tâm linh đã được trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam và cả châu Á, nhằm biểu lộ sự cung kính và quí trọng đối với nơi tôn nghiêm thờ Phật.

Sau các nghi thức dâng hương và niệm Phật, Phật tử sẽ tham gia vào lễ tụng kinh tại sân Chùa Trình và lắng nghe Đại đức Thích Chân Tín gửi gắm thông điệp ý nghĩa để khắc sâu công đức của Bồ Tát, cầu nguyện Bồ tát Quán Thế Âm từ bi lân mẫn, cứu độ chúng sanh, mang lại bình an cho nhân loại. Cuối chương trình sẽ là nghi lễ Pháp thoại và Hồi hướng.

Tham dự lễ vía lần này, người dân, Phật tử và du khách ngoài được hội ngộ tại Fansipan, ngọn núi linh thiêng, nơi đại huyệt mạch của quốc gia để tôn vinh tấm gương đạo hạnh sáng ngời của đức đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm, còn được thưởng thức cả một mùa hoa đang nở rực rỡ nhất Tây Bắc và khám phá những nét tinh hoa văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số Sa Pa chỉ có tại Bản Mây.

Hiếm có mảnh đất ở Tây Bắc nào mà quy tụ được đầy đủ các giống hoa đẹp và tinh túy nhất như ở Fansipan. Đặc sắc nhất phải kể đến loài hoa đỗ quyên đặc trưng đang bung nở hai bên đường lên đỉnh khiến dãy Hoàng Liên Sơn như được khoác tấm áo mới, đẹp và nên thơ. Vốn dĩ là loài hoa sở hữu vẻ đẹp căng tràn sức sống pha chút “quyền lực” với nhiều màu sắc kiêu sa nên hoa đỗ quyên được rất nhiều du khách ưa chuộng và mong muốn tìm về đây mỗi độ tháng 4 để tận mắt ngắm nhìn “sản vật thiên nhiên” quý báu của núi rừng Tây Bắc. Dự kiến, hoa sẽ còn bung nở rực rỡ hơn nữa cho dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, hứa hẹn những trải nghiệm ngắm hoa đầu hè thú vị cho du khách.

Ngoài đỗ quyên, đây cũng là thời điểm hoa anh đào Nhật Bản, hoa rum trắng “trổ sắc” rực rỡ nhất. Trải khắp từ cổng vào, khu vực tháp đồng hồ, đầu vườn hồng lớn đến ga Mường Hoa của khu du lịch Sun World Fansipan Legend, là 1000 gốc anh đào Nhật Bản đang khoe vẻ đẹp ngọt ngào, kiều diễm bằng những chùm hoa dày với độ xòe tán rộng.

Còn ngay bên thềm cửa kính của hành lang Ga tàu hỏa Mường Hoa, du khách sẽ được thưởng thức một bầu trời Âu lãng mạn của vườn hoa rum khổng lồ rộng tới 3.000m2. Sắc trắng tinh khôi, thuần khiết của hoa trên nền thiết kế cổ điển của nhà ga tàu hỏa Mường Hoa là phông nền “check-in” yêu thích của du khách khi đến với đỉnh Fansipan nhiều năm nay.

Ngoài thiên nhiên đa sắc cùng thời tiết giao mùa mát mẻ “biết chiều lòng người”, đỉnh Fansipan còn thiết đãi du khách bằng những trải nghiệm văn hóa bản địa đặc sắc tại Bản Mây nằm trong khuôn viên khu vực Ga đi cáp treo Fansipan. Nơi quy tụ 11 ngôi nhà của người Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó, Hà Nhì sẽ là không gian tề tựu của những nhóm nghệ nhân - người giữ hồn dân tộc và thế hệ trẻ vùng cao để giới thiệu tới du khách những nét tinh hoa ẩm thực, những sản phẩm thủ công và những điệu hát, điệu múa đặc trưng nhất của dân tộc mình. Tại đây, du khách ngoài tham gia vào các hoạt động lễ hội, tín người của các dân tộc Tây Bắc, còn được giao lưu với bà con từ nhiều dân tộc vùng cao, cùng hát múa, cùng nhảy sạp, tận hưởng một Không gian Tây Bắc đúng nghĩa.

Đọc thêm

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.