Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Thóc được đóng thành bao ngay tại ruộng rồi được mang về vàng rộm sân phơi, còn lại trên đồng là rơm rạ hiền hòa im lặng. Rạ rơm tươi tỏa vào mênh mông đất trời một mùi thơm đặc biệt của thiên nhiên, cỏ cây thay cho lời chào sau cuối với ruộng đồng bờ bãi. Để từ đây rơm rạ rẽ mình vào một cuộc hành trình mới đầy màu sắc của sự đổi thay.

Rơm nằm lại trên ruộng chừng đôi ba ngày cho khô cong trong nắng thì có máy cuốn rơm xuống thu về. Người ta chất những cuộn rơm lên xe tải chở đi. Rơm đi đâu? Đi về nơi tập kết để chờ hóa mình vào nhiệm vụ mới.

Rơm được dùng để trồng nấm hoặc để che phủ cây trồng. Những luống rau mới gieo rất cần được che đậy thì rơm là lựa chọn tốt nhất. Vừa giữ được độ ẩm cho đất, vừa dễ dàng cho hạt mầm khi đội đất nhô lên có thể lách qua những cọng rơm mềm để đón nắng mà gốc rễ vẫn được chở che. Ngoài ra, rơm còn được trữ làm thức ăn cho gia súc khi vào những ngày mưa gió hoặc những ngày bận bịu vì việc gì đó mà người nuôi không thể đi chăn thả hoặc cắt cỏ. Những sợi rơm vàng thơm mùi nắng được những chú bò, trâu ung dung nhai như bao đời nay vẫn vậy.

Có những ruộng, rơm khô không được thu về mà chủ ruộng sẽ đốt luôn ở đó. Tro rơm rạ góp mình làm cho đất thêm mỡ màu, cho mùa sau cây xanh cây lớn. Rơm khô bén lửa, lửa bắt đầu cháy theo những luống rơm, chạy dài đến khi những luống rơm cháy hết, để lại trên ruộng những vệt đen còn thoang thoảng mùi khói. Thật thà gợi nhớ thương một thời gian khó cùng khói đốt đồng quấn quýt rạ rơm.

Tôi nhớ về những ngày mình còn thơ bé, ngày đó việc cấy trồng, gặt hái chưa được tân tiến, hiện đại như bây giờ. Nói vậy là bởi thời đó chưa có máy gặt, máy cuốn rơm. Tất cả nhờ sức người là chính. Lúa được gặt về, nhà ít thì tranh thủ đập bằng tay, nhà nhiều thì gọi máy tuốt lúa. Xong thì sân dùng phơi lúa, đường ngõ phơi rơm. Những mùa gặt, đường làng đâu đâu cũng tràn ngập rơm phơi.

Vài ba hôm, rơm rạ khô được thu về chất lên thành đống chắc chắn. Rơm dành cho bò, cho trâu; rơm – rạ dành đun nấu. Mẹ vo mớ rơm mềm đi để lót ổ cho con gà mái mơ nằm đẻ trứng. Sau những ngày mưa, quanh chân đống rơm, vạch những mớ rơm đã mục, kiểu gì cũng nhặt được vài nấm nâu nâu mũm mĩm. Chỉ cần chục cây là được nồi canh. Bát canh nấm rơm nấu lẫn với rau muống thơm phức hiện ra trong tâm trí, chẳng cần ai xui ai khiến gì mà tự nhiên nuốt nước miếng háo hức thèm thuồng.

Tôi nhớ những mùa gặt, khi ruộng lúa nếp được gặt về, bao giờ mẹ và bà cũng cẩn thận chọn những bông lúa đẹp nhất để làm giống cho mùa sau. Rơm nếp dài, đẹp được bà tuốt ra để dành bện chổi. Những chiếc chổi rơm chắc chắn dùng để quét nhà, quét sân. Khi nào mòn lại được thay bằng chiếc chổi mới. Suốt năm suốt tháng, mùa nối mùa, còn mùa còn chổi rơm. Bà dạy mẹ cách bện chổi rơm. Tôi cũng học bà, học mẹ bện chổi nhưng ngày đó, tôi chỉ có thể bện những chiếc chổi nhỏ, tay siết chổi cũng không được chắc chắn như mẹ như bà. Bao nhiêu năm, xã hội đổi thay, chổi đót được dùng thay cho chổi rơm, nhưng ký ức về một thời xưa cũ vẫn như vẹn nguyên trong tâm trí. Để bây giờ trong tôi lại sống dậy hình ảnh bà ngồi bện chổi nơi hiên nhà, và tôi, cô cháu nhỏ ngồi bên chăm chú ngắm nhìn.

Tôi nhớ những bữa cơm được nấu từ rơm rạ quê nhà. Nhớ những buổi trời mưa, khói rạ rơm làm cay xè con mắt. Nấu xong bữa cơm, có khi tro bếp lem nhem đầy trên khuôn mặt. Ấy vậy mà vui, chẳng bao giờ quản ngại chuyện vào bếp với rạ rơm, mẹ cha sau một buổi làm đồng vất vả trở về vẫn có cơm canh tinh tươm đợi sẵn.

Tôi nhìn những thân rơm còn nằm lại trên đồng, tự nghĩ vẩn vơ. Thời bây giờ, dù không còn được dùng để nấu bếp như xưa thì rạ rơm vẫn đi hết một đời hữu ích.

Tin cùng chuyên mục

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn

(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an
(PLVN) - Thay vì mãi chạy theo những điều xa vời, chúng ta nên học cách hài lòng với những gì mình đang có. Biết từ bỏ là khi chúng ta thật sự tìm thấy sự tự do, sự bình an...

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương
(PLVN) -  Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương, bởi đôi khi, một phút ngập ngừng cũng có thể là một cơ hội đã vụt mất. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng, trân trọng từng khoảnh khắc...

Độc lạ những đám cưới trang trí bằng rau củ quả

Trang trí lễ cưới bằng rau quả tạo nên sự độc đáo, mới lạ.
(PLVN) - Dùng cà chua, ớt chuông, súp lơ, vải thiều để trang trí đám cưới hoặc làm hoa cưới cầm tay... là những cách làm độc đáo mà nhiều cặp đôi lựa chọn áp dụng trong ngày trọng đại của mình. Vừa sáng tạo lại tiết kiệm, những đám cưới độc lạ này nhận được vô vàn lời khen từ cư dân mạng.

Khi vẻ ngoài không thể 'chữa lành' khoảng trống tâm hồn

Giá trị bền vững để giữ gìn hạnh phúc lâu dài lại không nằm ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ chính phẩm chất, lối sống, sự thấu hiểu và lòng kiên nhẫn. (Nguồn: Lovepik)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, ngoại hình dần trở thành chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá giá trị bản thân, đặc biệt đối với nhiều chị em phụ nữ, khiến họ lao vào cuộc đua làm đẹp, sửa sang nhan sắc. Tuy nhiên, cuộc săn tìm vẻ đẹp bề ngoài lại không thể lấp đầy những khoảng trống về tinh thần, không thể "chữa lành" tâm hồn bên trong cho nhiều người.

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu
(PLVN) - Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học để cống hiến lâu dài cho nhà chùa. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý
(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế
(PLVN) - Chùa Thiên Mụ (còn được gọi là Chùa Linh Mụ) không chỉ là ngôi chùa cổ kính nằm bên dòng sông Hương, mà còn là ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư
(PLVN) - Ngày 31/10 (tức 29/9 âm lịch) là ngày Vía Phật Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly), Ngài có thể giúp dân chúng tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn.

Những ‘tuyệt chiêu” giúp chị em phụ nữ trở nên thần thái, sang trọng

Các nữ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Pháp luật Việt Nam tham gia khóa học về thần thái, phong cách thanh lịch.
(PLVN) - Phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp là một lợi thế nhưng phụ nữ có thần thái thì thực sự được nhiều người ngưỡng mộ. Những người phụ nữ này không chỉ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng lôi cuốn, thu hút ánh nhìn từ mọi người mà còn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề trên con đường thành công trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để trở thành một người phụ nữ thần thái và sang trọng?